Lời người dịch: Từ tháng 05/2003, Chính phủ Thái Lan đã tung ra “dự án máy tính của nhân dân” chạy hệ điều hành GNU/Linux được bản địa hóa bằng tiếng Thái, buộc Microsoft phải phá bỏ chính sách “các thị trường cùng một giá” của hãng trên toàn cầu và phải hạ giá cả gói Windows + Office từ 600 USD xuống chỉ còn 37 USD (giảm 94%). Bây giờ thì người Thái đang hy vọng sẽ tham gia vào thị trường phần mềm nguồn mở và xuất khẩu các giải pháp phần mềm ra thế giới. Tới 7 năm sau, các cộng đồng HanoiLUG và SaigonLUG của người Việt Nam đã bản địa hóa hoàn toàn hệ điều hành GNU/Linux Ubuntu 10.04 LTS và OpenOffice.org 3.2. Theo Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 – Phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”, Điều 1., phần I. Mục tiêu tổng quát, mục b) Về công nghiệp công nghệ thông tin: “… Các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và công nghệ thông tin Việt Nam làm chủ thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Nhiều sản phẩm, giải pháp phục vụ ứng dụng thông tin của Nhà nước và doanh nghiệp do Việt Nam nghiên cứu, phát triển hoặc bản địa hóa từ các phần mềm tự do mã nguồn mở”. Không rõ các cơ quan chính phủ có đi đầu làm gương việc tuân thủ mục tiêu của Đề án bằng cách đưa ngay vào sử dụng các sản phẩm đã được bản địa hóa trên hay không? Hay chúng ta BUỘC PHẢI đàm phán XIN Microsoft hạ giá MS Office một lần nữa và đi ngược lại mục tiêu của Đề án? Biết rằng, theo Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT ngày 30/12/2009 của Bộ Thông tin Truyền thông thì các phần mềm nêu trên đều đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước; Tương tự như vậy đối với Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ Giáo dục Đào tạo “Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục”.
Trong quý II/2003, chỉ 40% tất cả các máy tính cá nhân PC được xuất xưởng tại Thái Lan đã có một bản sao giấy phép của Windows được cài đặt, một mức thấp nhất mọi thời gian hình như sẽ còn thậm chí xuống sâu hơn. Hơn nữa, nhà sản xuất máy tính cá nhân Laser Computer đã thay thế HP trở thành người bán máy tính cá nhân PC hàng đầu của Thái Lan. Laser Computer bán chỉ các máy tính cá nhân PC Linux.
Để ngăn cản Linux khỏi chạy đi mất với “dự án máy tính cá nhân của người dân“ được Thái Lan bao cấp, Microsoft đã hạ giá các gói Windows và Office của hãng từ gần 600 USD xuống còn 37 USD. Các quốc gia châu Á khác đang xếp hàng để nhân bản chương trình này của Thái Lan. Như là kết quả của các sự kiện tại Thái Lan, các nhà phân tích đã bắt đầu dự đoán về “chính sách các thị trường cùng một giá” đã tồn tại lâu năm của Microsoft.
Đáng kể là những người sử dụng PC lần đầu tiên tại Thái Lan đang tìm kiếm phiên bản hệ điều hành Linux Thai dễ dàng hơn để làm chủ so với Windows.
Trong một cửa hàng máy tính ngoại ô Bangkok, Nalong Sripronsa đang dạy trợ lí của mình cách cài đặt hệ điều hành Linux Thai Language Edition trên một chiếc PC Pentium đã cũ. Nalong, người quản lí của DCO Computer, đã và đang thấy sự quan tâm đang gia tăng trong Linux khi chính phủ Thái đã tung ra dự án PC của nhân dân vào tháng 5 năm nay.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (ICT) đang đưa ra 1 triệu máy PC được cài đặt sẵn với Linux StarOffice với các giá tít đáy để gia tăng việc xóa mù máy tính tại Thái Lan.
“Nhiều người tại Thái Lan chưa từng bao giờ sử dụng PC trước đó”, Nalong đã nói cho LinuxInsider. “Họ không biết sự khác biệt giữa Windows và Linux. Nếu bạn đi từ Windows sang Linux, thì dường như là có khó khăn, nhưng đối với những người sử dụng PC lần đầu, thì bản Linux tiếng Thái là dễ dàng hơn để học so với Windows.” Nalong đã bổ sung rằng Microsoft đã sao nhãng thị trường Thái. Hãng gần đây mới làm tài liệu tiếng Thái là có sẵn cho những người bắt đầu.
Dự án PC của dân
Dự án PC của dân, ban đầu được biết tới như là Dự án ICT PC, đã cách mạng hóa thị trường PC Thái Lan và ảnh hưởng của nó là ra khắp khu vực. Bộ ICT hướng tới việc bán 700.000 PC và 300.000 máy xách tay trong năm đầu của dự án. Để làm cho các máy PC là có thể kham được, chính phủ đã khăng khăng rằng các nhà sản xuất máy tính đưa ra các máy ở mức giá bán là 250 USD cho PC và 400 USD cho các máy tính xách tay, bao gồm cả phần mềm.
Chính phủ đã mời Microsoft tham gia trong dự án, nhưng hãng ban đầu đã từ chối hạ giá của mình. Microsoft có một chính sách lâu đời là lấy cùng một giá trên toàn thế giới, mà có thể giúp giải thích vì sao sự ăn cắp lan rộng khắp các thị trường đang phát triển như Thái Lan, nơi mà thu nhập bình quân đầu người là khoảng 7.000 USD. Việc lấy của những người tiêu dùng Thái gần 600 USD cho Windows/Office tương đương với lấy của những người tiêu dùng Mỹ 3.000 USD.
Những người ăn cắp tại Bangkok bán các bản sao của Windows XP với giá 4 USD và Office XP với giá 8 USD. Với Microsoft việc từ chối hạ giá của hãng, Bộ ICT đã chuyển qua Linux và StarOffice.
Các giá thấp tận đáy – và dễ dàng với các điều khoản cấp vốn – đã tạo ra sự quan tâm khổng lồ lớn trong các ICT PC.
Ước chừng 35.000 người đã có mặt tại trung tâm hội nghị Bangkok nơi mà các máy tính đã được tung ra. Một số người thậm chí đã cắm trại qua đêm để đăng ký vào chương trình này. Tới tháng 8 năm nay, những người tiêu dùng Thái đã mua hơn 300.000 ICT PC. 3 câu lạc bộ máy tính vùng đã cùng sản xuất là những lựa chọn cho những người mà đã không có đủ tiêu chuẩn mua ICT PC, đưa ra các PC tương tự với một mức gia hơi cao hơn một chút.
Microsoft có suy nghĩ lại
Microsoft, đối mặt với viễn cảnh của 1 triệu Linux PC, đã bắt đầu suy nghĩ lại về cấu trúc giá của hãng. Với nhiều sinh viên đang mua một ICT PC, hãng đã rủi ro mất cả thị phần và tâm phần cho Linux. Tổng Giám đốc khu vực mới được bổ nhiệm, Andrew McBean, không nghi ngờ gì đã xin tư vấn Redmond, được chào để cung cấp cho Chương trình ICT PC với gói Windows/Office chỉ với giá 37 USD – một sự cắt giảm 85%.
Giám đốc nghiên cứu của Gartner Martin Galliland, đồng tác giả của báo cáo “Thị trường PC Thái Lan có thể thay đổi bức tranh Windows toàn cầu”, đã nói với LinuxInsider rằng những lo lắng của Microsoft về Linux và sự ăn cắp giải thích vì sao hãng đã thay đổi. “Giá thành hạ rõ ràng được khích lệ bởi nỗi sợ hãi mất thị phần đối với các bản sao hợp pháp các phần mềm của Microsoft”, Galliland nói.
Trong khi một số người mua vẫn sẽ cài đặt các bản sao ăn cắp các phần mềm của Microsoft, thì Gartner ước tính rằng 70% người tiêu dùng Thái Lan sẽ gắn bó với Linux, vì phần mềm sẵn sàng một cách tự do, giá thành thấp hơn và thiếu tri thức trong số những người sở hữu PC lần đầu tiên.
Andrew McBean của Microsoft tại Bangkok đã không sẵn sàng bình luận về quyết định của hãng tham gia vào dự án ICT PC.
Lương của 2 tháng
Gilliland nói cho Gartner đã có liên hệ từ vài quốc gia châu Á muốn nhân bản sáng kiến của Thái Lan. “Sự thành công rõ ràng của dự án Thái ICT đã làm nảy sinh một số quan tâm tại các thị trường đang nổi lên khác, và họ đã tiếp cận Gartner với rất sớm các tuyên bố quan tâm”, Galliland đã nói cho LinuxInsider. Ông đã từ chối xác định các quốc gia có quan tâm. Về những gì có thể bật tín hiệu cho một sự thay đổi vô cùng lớn đối với Microsoft, gần như tất cả các quốc gia trong khu vực đang phát triển các phiên bản bản địa hóa của Linux.
Gartner đã có nhiều tin tức xấu hơn cho Microsoft. Trong quý II/2003, chỉ 40% toàn bộ các máy tính để bàn xuất xưởng tại Thái Lan đã có một bản sao có giấy phép của Windows được cài đặt, một mức thấp mọi thời gian mà Gartner mong đợi sẽ làm sâu sắc thậm chí nhiều hơn nữa. Hơn nữa, nhà sản xuất PC Laser Computer đã thay thế HP như là người bán PC hàng đầu tại Thái Lan. Laser Computer chỉ bán các PC Linux và đã gia tăng tỷ lệ hàng năm bán hàng lên 300%. Làm thế nào họ có thể kham được để trả 600 USD cho các phần mềm của Microsoft được? Số tiền đó là hơn chi phí cho một PC cơ bản. Với vài USD, bạn có thể mua một Linux CD với tất cả các ứng dụng mà bạn cần.
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa [letrungnghia.foss@gmail.com]
Nguồn: Microsoft Loses to Linux in Thailand Struggle
By Jan Krikke, LinuxInsider
11/12/03 3:58 AM PT
Theo: http://www.linuxinsider.com/story/32110.html