Lời người dịch: Đã từng có bài viết về cách mà các công ty Trung Quốc ngộ ra vì sao họ cần có một cộng đồng nguồn mở đứng xung quanh họ từ năm 2006. Còn bài viết này đưa chúng ta về xa hơn nữa, năm 2004, nghĩa là 6 năm về trước, khi mà còn chưa có Canonical và GNU/Linux Ubuntu, những người Trung Quốc trong lĩnh vực CNTT đã thành lập Liên minh Thúc đẩy Phần mềm Nguồn mở Trung Quốc, một tổ chức nguồn mở được cấu thành từ các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, các đại diện từ các xã hội phi chính phủ và các cá nhân tuân theo một nguyên tắc tự nguyện dưới sự chỉ dẫn của các cơ quan tương ứng của Chính phủ Trung Quốc. Mục tiêu và giáo lý trong nền tảng của một liên minh như vậy là để thống nhất các sức mạnh bằng một tập hợp rộng mở và những thay đổi được tăng cường vì lợi ích của sự phát triển của các tập đoàn, thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của phần mềm nguồn mở tại Trung Quốc, dẫn dắt sự trao đổi và hợp tác của các giới phần mềm nguồn mở tại Đông Bắc Á, và đóng góp vào cộng đồng phần mềm nguồn mở quốc tế.. Được biết, cho tới ngày hôm nay, ngoài hệ điều hành Kylin có những tính năng bổ sung cho an ninh, Trung Quốc còn có tới 7 hệ điều hành khác được phát triển dựa trên phần mềm tự do nguồn mở gồm: 1. CDlinux, 2. Linux Deepin, 3. Magic Linux, 4. NeoShine Linux, 5. Qomo Linux, 6. Red Flag Linux, 7. Ylmf OS. Còn ở ta tới giờ vẫn loay hoay việc đi đàm phán xin giảm giá mua Microsoft Office. Thật là 2 con đường hoàn toàn trái ngược nhau. Ta tiến lên thành nước mạnh về công nghệ thông tin, liệu Trung Quốc có lùi xuống thành nước yếu không?
Sự thành lập chính thức Liên minh Thúc đẩy Phần mềm Nguồn mở Trung Quốc, tổ chức phần mềm nguồn mở đầu tiên tại Trung Quốc, đã được công bố gần đây. Nó chỉ ra rằng phần mềm nguồn mở với Linux như là vị đại diện đã phát triển trong một giai đoạn mới.
Các chuyên gia cho rằng PMNM là một xu thế của sự phát triển phần mềm trong tương lai. Để nắm lấy nguồn mở mà Linux như một điểm đột phá trong việc khuyến khích tính cạnh tranh cốt lõi của nền công nghiệp và sự hình thành một hệ thống phát triển độc lập cho nền công nghiệp phần mềm đã trở thành một vấn đề chiến lược quan trọng cho sự phát triển của nền công nghiệp phần mềm Trung Quốc.
Được giới thiệu rằng liên minh này là một tập hợp phi chính phủ được cấu thành từ các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, các đại diện từ các xã hội phi chính phủ, và các cá nhân tuân theo một nguyên tắc tự nguyện dưới sự chỉ dẫn của các cơ quan tương ứng của Chính phủ Trung Quốc. Mục tiêu và giáo lý trong nền tảng của một liên minh như vậy là để thống nhất các sức mạnh bằng một tập hợp rộng mở và những thay đổi được tăng cường vì lợi ích của sự phát triển của các tập đoàn, thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của phần mềm nguồn mở tại Trung Quốc, dẫn dắt sự trao đổi và hợp tác của các giới phần mềm nguồn mở tại Đông Bắc Á, và đóng góp vào cộng đồng phần mềm nguồn mở quốc tế.
Sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong liên minh này ngụ ý rằng viễn cảnh của Linux được đánh giá cao. Những tổ chức nội địa và quốc tế lớn, như Beijing Co-Create Open Source, Zhongbiao Software, Red Flag, Wuxi Evermore Software, Kingsoft, Beijing Redflag Chinese 2000, IBM, HP, Intel, và Novell, tất cả đều là những nhà sáng lập ra liên minh này.
Bằng việc đầu tư 50 triệu nhân dân tệ (RMB) để thiết lập 5 học viện mà mỗi học viện có chỗ cho từ 400-600 người, tập đoàn Thiz Technology Group Limited, nhà sản xuất Linux đứng thứ 3 thế giới, đã bắt đầu thách thức Microsoft thông qua một phương thức ươm trồng tài năng.
Gần đây, nhà cung cấp dịch vụ phần mềm Linux, Thiz Technology Group Limited từ Hong Kong, đã thành lập 2 học viện phần mềm Linux khá lớn tại Bắc Kinh và Dalian. Nó được biết tới như là 2 học viện mỗi nói đã tập hợp hơn 100 nhân tài nghiên cứu phát triển phần mềm Linux trong những khóa đầu của những nơi này. Vâng, đây chỉ là một phần của Dự án “1+1+1” được khởi xướng bởi Thiz và Trung tâm Thúc đẩy Công nghiệp Phần mềm Bắc Kinh trong nỗ lực của họ để đẩy mạnh các hệ điều hành nội địa.
Có thể là với Thiz Technology Group Limited, tập đoàn tập trung vào các hệ điều hành cho máy tính để bàn cá nhân, sẽ tiến hành cuộc tấn công của nó vào Microsoft trong lĩnh vực máy tính để bàn. Bước đầu tiên mà họ chọn tiến hành là ươm trồng tài năng, mà đã chưa từng xảy ra trước đó.
Được biết rõ rằng hiện nay có 2 hệ điều hành máy tính dòng chính thống trên thế giới, gọi là Windows của Microsoft và Linux nguồn mở trên toàn cầu. Trong số chúng, Windows là quen thuộc đối với những người sử dụng máy tính cá nhân đã và đang độc quyền hóa thị trường máy để bàn hầu như 10 năm qua, trong khi Linux đã từng bị ép vào chỉ với một số người sử dụng ở các công ty, đã không thể có được tiếp cận đúng để thâm nhập vào thị trường máy tính để bàn cá nhân.
Thường được thừa nhận bên trong nền công nghiệp rằng những vấn đề lớn nhất của Linux phải được kiểm soát nằm trong 2 khía cạnh: Thứ nhất, nó không có đủ phần mềm ứng dụng; Thứ 2, thiếu tài năng và quá ít người có thể sử dụng được Linux.
Ông Wong Hoi Wong, Giám đốc điều hành của Thiz Technology Group cho biết, ngay từ đầu năm 2003, Thiz Technology Group đã cùng nhau tung ra Dự án “Căng buồm lên” (Sail Setting) với Trung tâm Thúc đẩy Công nghiệp Phần mềm Bắc Kinh để thúc đẩy hệ điều hành nội địa. Nó cũng đã tổ chức Dự án “1+1+1”, mà là dự án giáo dục Linux đầu tiên được chính phủ khuyến khích. Cho tới nay, Dự án “1+1+1” đã ươm trồng được hầu như 1.000 nhân tài kỹ thuật nổi tiếng về Linux cho xã hội. Vì thế nó đã đẩy mạnh một cách mạnh mẽ sự phát triển Linux tại Trung Quốc.
Thiz Technology Group Limited có thể sớm thiết lập 3 học viện phần mềm Linux tại Thượng Hải, Shezhen và Xian nữa. Với 5 học viện hợp tác với nhau trong tương lai, Thiz Technology Group Limited tại Hồng Kôông sẽ tiếp tục chuyển giao các công nghệ lõi của nó trong việc nghiên cứu và phát triển một loạt các phần mềm của THIZLINUX cho Trung Quốc lục địa, làm cho các viện nghiên cứu phát triển có thẩm quyền của các học viện phần mềm về Linux đối với các phần mềm hệ điều hành và ứng dụng có được các bản quyền sở hữu trí tuệ quốc gia một cách độc lập.
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa <letrungnghia.foss@gmail.com>
China’s OSS alliance is founded to withstand Microsoft
Theo: http://en.ce.cn/Insight/200408/09/t20040809_1456400.shtml
Bài được đưa lên Internet ngày: 09/08/2004