Tại cửa hàng John Lewis, khách hàng không cần phải thử quần áo trực tiếp, thay vào đó là thay “quần áo ảo” trước những tấm gương kỹ thuật số. Đây là hệ thống “gương số” của Cisco Systems, sử dụng một máy ảnh 3D với dữ liệu là các mẫu thời trang.
Cũng như Cisco, cuộc cách mạng kỹ thuật số trong bán lẻ đã lan khá rộng rãi.
Những cuộc cách mạng kỹ thuật số trong bán lẻ đã được nhiều công ty tận dụng, như Pepsi, Coca-Cola, hay cả các hãng thời trang như Gucci, Prada… bằng các kios màn hình cảm ứng cũng như các ứng dụng di động để giúp khách hàng tương tác với sản phẩm trước khi mua.
Theo Gartner, các nhà bán lẻ đang cố gắng kiểm soát khoảng 85% quyết định mua sắm dựa trên các kinh nghiệm kỹ thuật số vào năm 2015, tăng từ 40% so với năm nay. Vì vậy, trong số 100 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đã có khoảng 40 nhà bán lẻ đặt mục tiêu đạt doanh số 1 tỷ USD mua sắm qua internet vào năm 2015.
Dự báo này dựa trên sự lạc quan của sự bùng nổ sử dụng các thiết bị di động và web trong các hệ thống bán lẻ. Chẳng hạn, Kraft Foods đã làm việc với Intel để thiết kế máy bán hàng tự động cho các cửa hàng tạp hóa.
Krispy Kreme Doughnuts đã làm việc với công ty quảng cáo Barkley để viết ứng dụng “Hot Light” thông báo cho người dùng điện thoại thông minh mỗi khi đi ngang một cửa hàng Doughnuts nào đó.
Các thương hiệu thời trang cao cấp như Fendi, Prada cũng đã lắp đặt những tấm gương số, cho phép người qua lại có thể thử quần áo, kính mát ảo. Qua các hoạt động tương tác, các nhãn hiệu cũng có nhiều dữ liệu để phân tích hành vi của người tiêu dùng cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm thích hợp hơn.
Theo doanhnhansaigon