Quản lý chuỗi cung ứng và sự tiến hoá

Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là quản lý dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng. SCM liên quan đến việc tinh giản hoạt động cung cấp của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị của khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. SCM thể hiện nỗ lực của các nhà quản trị để phát triển và triển khai các chuỗi cung ứng hiệu quả và tiết kiệm nhất có thể. Chuỗi cung ứng bao gồm mọi thứ từ khâu sản xuất đến khâu phát triển sản phẩm thành các hệ thống thông tin cần thiết để chi phối các khâu này.

Ở đây, từ “công ty” được dùng để chỉ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp chính (đầu chuỗi) của toàn bộ hệ thống cung ứng, bao gồm toàn bộ các hoạt động bên trong của công ty.

Quản lý chuỗi cung ứng tiêu chuẩn

Chuỗi cung ứng là mạng lưới kết nối của các cá nhân, tổ chức, tài nguyên, hoạt động và công nghệ liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Một chuỗi cung ứng bắt đầu với việc cung cấp nguyên liệu thô (hoặc hàng hóa đơn giản) từ một nhà cung cấp đến một nhà sản xuất, và kết thúc bằng việc phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh cho khách hàng. Với rất nhiều nơi nhờ vào chuỗi cung ứng có thể tăng thêm giá trị bởi hiệu quả của nó hoặc làm mất giá trị bởi những chi phí gia tăng. SCM phù hợp có thể tăng doanh thu, giảm chi phí và tác động đến lợi nhuận của công ty.

Các ứng dụng kỹ thuật số được sử dụng cho SCM tiêu chuẩn có thể là ERP, một số phần mềm SCM đặc chủng cho từng mô hình kinh doanh hoặc từng ngành và có thể được tích hợp hay không tích hợp với ERP (tốt nhất là được tích hợp).

Quản lý chuỗi phân phối

Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng muốn bán nhiều sản phẩm hơn và giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, vì vậy họ cần phải kiểm soát nhiều hơn chuỗi cung ứng. Chuỗi phân phối là một bước tiến xa hơn và có nhiều liên kết hơn đến nhà bán lẻ, nên được tổ chức phức tạp hơn chuỗi cung ứng tiêu chuẩn.

Chuỗi phân phối bao gồm một loạt các doanh nghiệp hoặc tổ chức có liên quan đến việc vận chuyển, lưu kho và bán một số mặt hàng hóa cho khách hàng. Ví dụ: nhà sản xuất bán một sản phẩm cho một nhà phân phối để được tiếp tục bán hàng cho nhà bán lẻ (các cửa hàng) mà sau đó lại bán sản phẩm cho người tiêu dùng (người tiêu dùng cuối cùng).

Hệ thống quản lý phân phối (DMS) là một ứng dụng chung cho quản lý chuỗi phân phối và đóng vai trò rất quan trọng để giúp nhân viên phân phối làm việc ở cấp thấp của chuỗi. Nhà phân phối thường có vai trò như người lưu giữ kho hàng lớn của công ty. Như vậy công ty sẽ chỉ còn giữ rất ít hàng tồn kho, chuỗi cung ứng và phân phối của công ty phải được đồng bộ hoàn hảo để thực hiện hàng loạt các đơn đặt hàng của khách hàng.

Các ứng dụng kỹ thuật số được sử dụng cho chuỗi phân phối chung thường là DMS tích hợp hay không tích hợp với ERP. DMS có thể có các ứng dụng trên điện thoại di động (DMS di động) để người dùng dễ dàng thu thập dữ liệu chính tại các địa điểm của khách hàng. Các ứng dụng bổ sung có thể là “Giao hàng di động”, “Tiếp thị di động”…

Hệ sinh thái chuỗi cung ứng

Hệ sinh thái kinh doanh phân phối là mạng lưới các tổ chức, bao gồm nhà cung cấp, nhà thầu, nhà phân phối, đại lý, người bán lẻ, người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, thậm chí các cộng tác viên, v.v… có sự liên quan đến việc phân phối một số sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó trong một môi trường bao gồm cả cạnh tranh lẫn cộng tác. Mỗi công ty hoặc cá nhân là một thực thể độc lập, có chức năng riêng biệt nhưng có thể có quan hệ kinh doanh hoặc quan hệ kế thừa đối với những thực thể khác trong quá trình cộng sinh, qua đó có thể hỗ trợ giúp tất cả các thực thể phát triển tốt hơn với nhau.

Các ứng dụng kỹ thuật số trong hệ sinh thái này có thể rất phức tạp hoặc là một hệ thống phần mềm điện toán đám mây đặc chủng và tập trung nhằm đáp ứng hầu hết các yêu cầu của từng thực thể và toàn bộ hệ thống.

Trong mạng lưới SCM, mỗi công ty có thể có hoạt động kinh doanh riêng, hệ thống quản lý, ERP, DMS, SCM… nhưng vẫn có thể có một số yếu tố chung như các mặt hàng cùng kinh doanh, các công ty được ghép đôi (đối tác) mà qua đó các hoạt động đều có thể được tự động sao chép sang đối tác dưới dạng chứng từ điện tử liên quan.

Một hệ sinh thái như vậy nếu được thực hiện thì có thể hỗ trợ các công ty vận hành nhanh hơn, dữ liệu chính xác hơn và lập kế hoạch sản phẩm tốt hơn…

Quản lý chuỗi cung ứng xã hội     

Thật khó để tưởng tượng rằng các hoạt động tiếp thị, truyền thông xã hội, mạng xã hội và mối quan hệ khác lại có thể tham gia vào chuỗi cung ứng, nhưng ngày nay việc này không những chỉ có thể mà còn là cần thiết.

Ngày nay, chúng ta có thể nói về một xu hướng mới của SCM nhờ vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ kỹ thuật số, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo cùng với nền kinh tế chia sẻ sẽ tạo ra vô số những “chuỗi cung ứng xã hội” được xây dựng bởi 4 yếu tố chính:

  • Kết nối: các yếu tố xã hội cộng tác bởi các phương pháp bán hàng xã hội, CRM xã hội, chia sẻ bán hàng, bán hàng thuê ngoài, chia sẻ vận chuyển, v.v.
  • Vị trí: được tạo bởi cộng đồng nhân viên cộng tác và cơ hữu với các ứng dụng di động để hoạt động tại các ví trí của khách hàng đồng thời định vị chúng.
  • Quản lý: sự bao trùm của các ứng dụng tiên tiến như ERP, CRM xã hội, DMS với hệ sinh thái SCM kết hợp với dữ liệu lớn và AI mang lại những công cụ vĩ đại cho doanh nghiệp.
  • Thông tin: có rất nhiều thứ có thể giúp việc thu thập dữ liệu nhanh nhất và chính xác nhất cho toàn bộ hệ thống như nhân bản dữ liệu, nhân bản chứng từ, chứng từ điện tử, hợp đồng thông minh, thanh toán thông minh, block chain, v.v.

Mục tiêu lớn của Quản lý chuỗi cung ứng nâng cao

Công ty có thể đạt được một số mục tiêu lớn khi có thể thiết lập được bản đồ trực tuyến các cửa hàng theo thời gian thực với tất cả các tình trạng phân phối.

  • Dữ liệu thu thập theo thời gian thực: dữ liệu đáng tin cậy nhất có thể
  • Thông tin tập trung: có thể quản lý và dự báo sản phẩm một cách chính xác
  • Thời gian ngắn nhất: thời gian ngắn nhất để thỏa mãn thị trường, thời gian ngắn nhất để có được khách hàng thực sự, thời gian ngắn nhất để người tiêu dùng cuối cùng có được sản phẩm
  • Khoảng cách ngắn nhất: khoảng cách ngắn nhất để giao hàng, khoảng cách ngắn nhất để tiếp cận khách hàng, khoảng cách ngắn nhất cho người tiêu dùng cuối cùng mua các sản phẩm
  • Đo lường chính xác: dữ liệu chính xác nhất có thể có
  • Tối đa hóa lợi ích: tối đa hóa các dịch vụ, tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận.

Các bước tiến hóa của chuỗi cung ứng

Lê Ngọc Quang

Bình luận