Nghèo thì lâu, giàu thì chóng

Đa mô hình trong dự báo kinh tế hay vấn đề chi tiêu dè sẻn của người giàu trong khủng hoảng.

Trong một diễn văn trình bày tại Frankfurt hồi tháng Mười, Peter Praet, một nhà quản trị trong Ban lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu, đã trình bày trước đông đảo người dự khán một nghiên cứu gây ngạc nhiên từ phía các nhà kinh tế. Ông nói: “Các hộ gia đình không cho thấy sự đồng nhất dưới nhiều khía cạnh, việc đo lường và phân tích sự thiếu đồng nhất này sẽ phản ánh các chỉ số quan trọng đối với kết quả tổng hợp”. Con người khác nhau, chi tiêu khác nhau, và rõ ràng chúng ta cần hiểu rõ hơn hành vi kinh tế của các hộ gia đình để có thể hiểu sâu sắc nền kinh tế.

Praet phải chỉ ra rõ ràng hơn, vì năm nay, các nhà kinh tế, đặc biệt là những người làm công tác dự báo kinh tế vẫn còn đặt niềm tin vào một hình mẫu đại diện trong nền kinh tế mà bỏ qua những sự khác biệt này. Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn còn đưa ra các dự báo dựa trên các nhân tố đại diện, tức là lấy một mẫu ra làm hình ảnh tiêu biểu cho các nhóm thành phần khác nhau trong nền kinh tế.

Vấn đề nằm ở chỗ các mô hình này đã không thành công khi dự báo hậu quả của các chương trình thắt lưng buộc bụng mà một vài nước châu Âu đã áp dụng hồi năm 2010. Hoá ra, một số thành phần kinh tế đã không tiêu dùng giống như kịch bản dự đoán.

Các nhà kinh tế bắt đầu phát hiện ra rằng, người nghèo và người giàu phản ứng hoàn toàn khác nhau về các chương trình thắt lưng buộc bụng cũng như kích thích kinh tế. Sự khác biệt này sẽ gây ra các trở ngại chính trị đáng kể với nhà hoạch định chính sách. Nếu các nhóm thành phần phản ứng khác nhau, rõ ràng cần áp dụng với họ các chính sách kinh tế khác nhau.

Trong tưởng tượng cũng như tính toán, hiện nay nghiên cứu mới dừng lại ở việc tìm ra các quyết định tài khóa thường áp dụng lên nền kinh tế sẽ dừng lại ở xu hướng tiêu thụ cận biên, tức là thường nếu như ta đưa cho một người một đồng đô la, thì anh ta sẽ có xu hướng tiêu đi nhiều hơn là giữ lại. Trong quan điểm mâu thuẫn về kích thích tiêu dùng của các nhà kinh tế, phần lớn vấn đề tập trung ở câu hỏi này. Lập luận gây căng thẳng vẫn tập trung vào một điểm, nhà kinh tế nên quan sát, hay cứ giả định hành vi con người?

Các mô hình nhân tố đại diện được dùng bởi các ngân hàng nhà nước và IMF sau xu hướng nghiên cứu từ những thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước, trong đó, giả định rằng mọi người đều lên kế hoạch cho tương lai. Một ví dụ, nhà nghiên cứu Olivier Blanchard, hiện tại là kinh tế gia trưởng của IMF đã viết vào năm 1990 khi chính phủ thắt lưng buộc bụng nhằm giảm thâm hụt ngân sách, rằng các hộ gia đình vẫn tiếp tục chi tiêu, vì họ tin rằng chính phủ đã có kế hoạch giải quyết vấn đề, và chưa thấy có gì rắc rối trong tương lai có thể xảy ra cả.

Per Krusell, hiện đang giảng dạy tại Đại học Stockholm, cho biết, ngay từ thập niên 1990, khi vừa mới bảo vệ xong luận án tiến sĩ và bắt đầu tập trung nghiên cứu các mô hình kinh tế, ông đã chú ý tới việc phân định các nhóm hành vi tiêu dùng khác nhau trong xã hội. Thời điểm đó, với nghiên cứu của mình, ông đã được nhận vào giảng dạy tại Princeton và Yale. “Chúng tôi đã thành công khi công bố các xu hướng tiêu dùng khác nhau là có, thế nhưng vấn đề cần nghiên cứu hiện tại lại là khác đến mức nào”, Krussel cho biết.

Nghiên cứu bị bỏ rơi trong một thời gian. Khái niệm một mẫu đại diện vẫn tiếp tục làm mưa làm gió trong dự báo kinh tế vĩ mô, cho đến khi khủng hoảng kinh tế xảy ra và lan rộng. Đầu năm 2013, Blanchard và Daniel Leigh xuất bản một nghiên cứu cho IMF mà nội dung cơ bản là trình bày các sai lầm trong nghiên cứu trước nay về vấn đề mẫu đại diện. Theo Ủy ban châu Âu, khi đưa ra các con số dự đoán tỷ lệ tăng trưởng tại các nước khác nhau, IMF đã đưa ra toàn các dự báo sai. Báo cáo cũng cho rằng, sức mua có thể phụ thuộc vào thu nhập hiện tại nhiều hơn là thu nhập tương lai.

Theo các dự báo này thì mô hình mẫu sẽ lên kế hoạch cho tương lai, với niềm tin vững chắc rằng thâm hụt ngân sách sẽ giảm bớt. Thực tế không như vậy. Một báo cáo hồi tháng 5 của IMF khi xem xét lại chương trình cứu trợ của Quỹ vào Hy Lạp đã cho thấy GDP nước này thấp hơn tới hơn 3 lần so với mức dự báo. Theo đó, toàn bộ các dự báo con số của IMF về hành vi tiêu dùng đã cho thấy sai lầm.

Theo Christopher Carroll, nhà nghiên cứu hiện đang giảng dạy tại John Hopkins, những vấn đề mà thế giới từng phải đối mặt hồi khủng hoảng năm 2010, như giá nhà giảm thảm hại, rất khó đi vay, ngân hàng trung ương khó có khả năng hạ lãi suất “không được đề cập trong vấn đề mô hình đại diện”. Tại hội nghị của Ngân hàng Trung ương châu Âu, tổ chức tại Frankfurt, Carroll đã trình bày một tham luận ủng hộ luận điểm của Krusell và Smith với các dữ liệu kinh tế vi mô cụ thể. Theo luận điểm của ông, vấn đề khác biệt về thói quen tiêu thụ giữa các nhóm người là vấn đề gây tranh cãi.

Theo tham luận, “xu hướng tiêu thụ cận biên lớn hơn đáng kể nếu so sánh giữa nhóm hộ gia đình thu nhập thấp và nhóm hộ thu nhập cao”. Người giàu, trong trường hợp này, có xu hướng lên kế hoạch cho tương lai. Mặc dù nhận gói kích thích, họ có xu hướng tích lũy và cân nhắc cẩn thận trước các loại thuế mới có thể phát sinh. Ngay cả lúc được giãn thuế thì họ vẫn có khả năng sẽ đi vay.

Nhóm nghèo hơn được các nhà kinh tế xếp vào loại “hạn chế vay”. Họ thường có nhiều nhu cầu hơn so với khả năng chi trả, nên khi có tiền, thường là họ sẽ chi tiêu ngay. Khi chính phủ ngừng chi tiêu, khó vay nợ, thì người giàu vẫn còn khả năng chi tiêu, thế nhưng đại đa số các nhóm người có thu nhập thấp hơn, do không thể tiêu dùng dựa vào tín dụng, đành phải ngưng lại. Phát hiện này đã được chứng minh là đúng bởi một số nhà nghiên cứu khi tìm tòi trên cơ sở dữ liệu của Ý và Mỹ trong 2 năm vừa qua.

Theo DNSG

Bình luận