LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY NLP

Một cái tên ngắn gọn làm sao!

NLP là từ viết tắt của Neuro Linguistic programming, nghĩa là Lập trình ngôn ngữ tư duy Thần kinh, hay cụm từ quen thuộc hơn là Lập trình ngôn ngữ Tư duy. Tuy nhiên, sẽ hơi dài nếu đọc tất cả những từ này nên chúng ta thường chỉ gọi tắt là NLP. NLP bao gồm 3 yếu tố cấu thành ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc hình thành trải nghiệm của con người, đó là:

NEURO (THẦN KINH):

THAN KINH

Là hệ thống não bộ và mạng lưới thần kinh, kể cả năm giác quan làm nhiệm vụ thu nhận mọi thứ vào tâm trí; đồng thời bao gồm cả những suy nghĩ , hình ảnh,… xuất hiện trong trí não con người.

LINGUISTIC (NGÔN NGỮ):

LINGUISTIC

Là ngôn ngữ ngôn từ và phi ngôn từ (đôi khi được gọi là ngôn ngữ hình thể – body language)

PROGRAMMING (LẬP TRÌNH):

NLP là một tập hợp gồm nhiều ý tưởng và công cụ hữu ích cho cuộc sống của bạn. Nó có thể giúp bạn hiểu rõ và đương đầu với những điều xảy ra trong cuộc sống hiện đại ngay nay một cách hiệu quả hơn.

PROGRAMMING

Tôi thường gọi NLP là “bộ công cụ cuộc sống” – lifetoolbox. Thế thì có gì trong bộ công cụ ấy? Chiếc thùng này có hai ngăn: ngăn thứ nhất chứa những công cụ giúp bạn hiểu được chính mình, còn ngăn thứ hai đựng những công cụ giúp bạn hiểu được người khác.

lifetoolbox

Mục đích của việc sử dụng những công cụ này là nhằm củng cố khả năng giao tiếp, tương tác hiệu quả hơn; tạo nguồn động lực mạnh mẽ, tốt đẹp cho bản thân và cho người khác;đồng thời giúp hình thành lối suy nghĩ tích cực hơn.

KHÔNG CHỈ LÀ BẠN NÊN NÓI GÌ, MÀ LÀ BẠN NÊN NÓI NHƯ THẾ NÀO?

Làm sao để trình bày điều gì đó theo hướng dễ hiểu hơn hoặc làm nó trở nên thuyết phục hơn? Chúng ta sẽ xem các ví dụ khác nhau về cách thức sử dụng ngôn ngữ sao cho thuyết phục.

Ví dụ 1- Liên kết các ý tưởng:

Liên kết các ý tưởng

Khả năng liên kết được hai ý tưởng với nhau một cách liền mạch có thể là một công cụ thuyết phục mạnh mẽ. Sự liền lạc đó xuất phát từ ngôn từ bạn sử dụng , cũng như cách nói của bạn. Kĩ thuật diễn đạt này sẽ phát huy hiệu quả hơn khi bạn chú ý đến âm điệu của giọng nói – nhỏ nhẹ và từ tốn sẽ tạo bước khởi đầu tốt đẹp.

Ví dụ 2 – Khéo léo đưa ra yêu cầu:

câu mệnh lệnh

Ở đây, mệnh lệnh hoặc lời hướng dẫn được đưa ra ở mức có thể chấp nhận bằng cách sử dụng dạng câu hỏi.Thậm chí bạn có thể nói gián tiếp như”ở đây gió quá”. Có rất nhiều cách sử dụng ngôn ngữ một cách khéo léo để chuyển câu mệnh lệnh thành lời yêu cầu lịch sự.

Ví dụ 3 – Đặt câu hỏi một cách khôn khéo:

Việc đặt câu hỏi một cách khôn khéo có thể thật sự hữu ích trong giao tiếp. Đối với tôi, đây là một trong những công cụ có lợi ích thực tiễn nhất của NLP.Tôi đặc biệt sử dụng trong các khóa đào tạo của tôi.

QuestionsNLP

Bạn hãy tự mình thử nghiệm trước; đồng thời lưu ý đến sự khác biệt giữa việc nói “Cho tôi biết …”(thường được nói với giọng điệu gay gắt hoặc ra lệnh) và “Tôi thật sự muốn biết…”,”Tôi muốn biết…”hay”Tôi muốn hiểu…”(có xu hướng sử dụng với âm điệu nhẹ nhàng hơn).

Cụm từ “Cho tôi biết” hoặc “Hãy cho tôi biết”có thể khiến họ tức giận và gây ra tác động hoàn toàn trái ngược với những gì bạn muốn nói. Bên cạnh đó, cũng cần để ý đến hướng di chuyển của đầu khi bạn nói những lời này. Chẳng hạn như khi nói “Hãy cho tôi biết…”, đầu hơi đưa ra đằng trước; còn khi nói “Tôi thấy hiếu kì”, đầu hơi ngửa ra sau, có khi nghiêng sang một bên một chút, và ngửa mặt hơi hất lên.

Ví dụ 4 – Hiểu và vận dụng hợp lí lời nói phủ định:

Một trong những bài học lớn mà tôi đúc kết được từ quá trình nghiên cứu NLP là bộ não con người không “nghe”những điều mang tính phủ định. (“Không…”,”Đừng…”,”Chớ…”,v.v.”).Thoạt đầu nghe qua thì có vẻ không đúng. Nhưng hãy nghĩ về việc nói với đứa trẻ “Đừng chạm vào đó”! thì điều gì sẽ xảy ra? Nhiều khả năng là chúng sẽ chạm vào.

dont

Một ví dụ khác là trong lĩnh vực thể thao, như bộ môn tennis chẳng hạn, bạn đánh đôi và khi bạn sắp thực hiện một cú giao bóng thì người cùng chơi với bạn căn dặn ”Làm gì thì làm nhưng cậu đừng để sai sót đến lần thứ hai đấy nhé!”. Lập tức bạn sẽ nghĩ ngay đến điều gì – “sai sót lần thứ hai”. Như thế có nghĩa tâm trí bạn bị hút vào phía cạnh khẳng định – “sai sót”- trong lời nói của người kia và do đó gây ra tác động ngược lại với kết quả mong muốn.

Ví dụ 5 – Sức mạnh của câu trích dẫn:

Lại một câu chuyện khác về chơi gôn. Nếu không có gì thay đổi, trận đấu của chúng tôi dự kiến diễn ra vào thứ 7. Trong thời gian tập luyện, John, một trong những người bạn chơi của tôi, nói rằng anh ấy đã nghe Colin Montgomery (một trong những tay gôn xuất sắc nhất châu Âu) đưa ra một vài lời khuyên trên kênh truyền hình Sky Sports hôm đầu tuần.

Theo như lời John nói thì Colin cho rằng rắc rối thường gặp đối với các tay gôn (những kẻ nghiệp dư như tôi chứ không phải những tay gôn nhà nghề) là cầm gậy đánh gôn quá chặt, tạo ra độ căng khiến ta không thể thao tác một cách nhẹ nhàng. Bởi vì John trích lời một nhân vật nổi tiếng nên tôi ghi nhớ lời khuyên đó một cách nghiêm túc. Thế là tôi bắt đầu luyện tập, vượt qua nhiều vòng thi đấu và cuối cùng giành chiến thắng trong trận đấu chiều thứ bảy! Nếu John nói với tôi rằng ” Này Phil, đừng có cầm gậy quá chặt”, tôi có thể nghe theo hoặc bỏ ngoài tai lời khuyên đó. Quả thực, có thể rôi sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi ai đó bảo tôi nên làm gì.

Chia sẻ của chuyên gia hàng đầu thế giới về ngành khoa học NLP Philip Miller.

Theo Ngikhac

Bình luận