Kinh tế Việt Nam có cơ hội thành một con hổ mới

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong vòng 20 năm qua.

Bài nhận định của Wall Street Journal về sự hình thành một nhóm các nền kinh tế mới, hứa hẹn có thể thay thế Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

10 năm sau ngày Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc hình thành nhóm các nước phát triển BRICs, những người yêu thích trò ghép chữ lại một lần nữa hào hứng với cái tên mới đầy hấp hẫn từ các thị trưởng mới nổi – CIVETS.

Nhóm các nước CIVETS gồm Colombia, Indonesia, Việt Nam, Hy Lạp (Greece), Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) và Nam Phi (South Africa) đang trở thành những con hổ kinh tế mới. Những nước này đều có số dân đông và trẻ với tuổi đời trung bình 27. Điều này đồng nghĩa nhóm sẽ hưởng lợi rất nhiều từ tiêu dùng quốc nội tăng nhanh, không giống với BRICS, những nước phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu dùng từ nước ngoài. Các thành viên của CIVETS đều là những nước có tốc độ phát triển cao với nền kinh tế đa dạng.

Tập đoàn HSBC mới đây đã cho ra mắt quỹ đầu tiên tập trung vào nhóm các nước này hồi tháng 5/2011, lấy tên Quỹ GIF CIVETS. HSBC có ý định tăng lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các quốc gia thuộc nhóm này, giúp hạ mức nợ công (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) và nâng điểm tín dụng đầu tư của CIVETS.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng CIVETS không hề có điểm chung nào khác ngoài lượng dân số trẻ. Hơn thế thanh khoản và những khu vực chính quyền tự trị của nhóm này đang rất rời rạc, chắp vá, cộng thêm những nguy cơ về mặt chính trị vẫn đang rình rập, đặc biệt đối với Hy Lạp.

Chuyên gia đầu tư Darius McDermott của công ty tài chính Chelsea Financial Services nói: “Tôi thấy việc tạo ra CIVETS là không cần thiết. Giữa Việt Nam và Hy Lạp có mối liên quan nào hay không? Ít nhất nhóm BRICs vẫn là 4 nền kinh tế mới nổi lớn nhất, đó là lý do kéo họ lại gần nhau”.

Tuy nhiên, giới đầu tư lại nhìn nhận có cơ hội gặt hái nhiều lợi nhuận từ nhóm này dù các quốc gia thành viên chẳng mấy liên quan đến nhau. Thực tế cho thấy, mặc dù CIVETS ra đời năm 2007, nhưng chỉ số S&P CIVETS 60 đang xếp trên cả S&P BRIC 40 và S&P Emerging BMI, hai chỉ số đại diện cho hai nhóm kinh tế phát triển khác ra đời từ trước đó.

Colombia

Colombia đang trở thành điểm đầu tư đầy năng động cho các nhà tài chính, sau khi tự mình nỗ lực vượt qua những rắc rối trong quá khứ. Tổng thống Juan Manuel Santos kể từ khi nhậm chức năm 2010 đến nay vẫn là trung tâm của mọi chính sách đúng đắn với việc bảo đảm và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp nối thành công của người tiền nhiệm Alvaro Uribe.

Các biện pháp thắt chặt an ninh đã xóa sổ 90% số vụ bắt cóc và 46% vụ giết người tại Colombia trong thập kỷ qua, giúp tỷ lệ GPD trên đầu người tăng gấp đôi kể từ năm 2002. Thêm vào đó, Colombia cũng đang có được điểm tín nhiệm khả quan từ phía 3 hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới là Moody’s, Standard and Poor’s và Fitch. Quốc gia với 46 triệu dân này có nguồn thu chủ yếu từ dầu mỏ, than và các mỏ khí đốt tự nhiên. Các ngành công nghiệp phát triển khác là dệt may, cà phê, khai thác nickel và ngọc lục bảo. Năm 2010, đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Colombia đạt 6,8 tỷ USD, đối tác lớn nhất là Mỹ.

HSBC nhận thấy Bancolombia, ngân hàng tư nhân lớn nhất Colombia là một mảnh đất tiềm năng. Trong 8 năm trở lại đây, giá trị cổ phiếu của ngân hàng mỗi năm tăng trên 19%.

Indonesia

Indonesia là quốc gia có dân số đông thứ 4 trên thế giới, thị trường tiêu dùng quốc nội khổng lồ của họ giúp vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không thể ngoạn mục hơn. Năm 2009, GDP bình quân hàng năm của Indonesia tăng 4,5% và đạt 6% vào năm 2010. Các chuyên gia nhận định con số này sẽ giữ nguyên trong ít nhất vài năm nữa.

Với chi phí nhân công rẻ nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cùng với tham vọng đi lên của Chính phủ, giới quan sát không thấy ngỡ ngàng khi nhiều nhà phân tích dự đoán đất nước 240 triệu dân này xứng đáng thuộc nhóm các quốc gia tiếp bước BRIC.

Tuy nhiên, nạn hối lộ vẫn còn là vấn đề nhức nhối tại đây. Andy Brown, chuyên gia quản lý đầu tư của công ty quản lý tài sản Aberdeen, đơn vị sở hữu công ty Auto International chuyên kinh doanh xe máy, ôtô, chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng Auto International sẽ thu nhiều lợi nhuận tại Indonesia do tiêu dùng quốc nội tại đây đang tăng nhanh chóng, chủ yếu trong doanh thu bán xe máy”.

Việt Nam

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong vòng 20 năm qua. Ngân hàng Thế giới dự đoán mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay đạt 6% và sẽ tăng lên 7,2% vào năm 2013. Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, thị trường sản xuất và tiêu thụ lớn nhất nhì thế giới, cộng với 90 triệu dân thực sự đã trở thành trung tâm sản xuất đầy tiềm năng trong mắt giới đầu tư và cả các chuyên gia phân tích.

Mặc dù Việt Nam đã rời bỏ nền kinh tế tập trung từ vài năm nay, nhưng mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2007 và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp những trở ngại nhất định. Ông Andry Brown nhận định: “Thực tế là đầu tư vào Việt Nam còn rất khó khăn”.

Hy Lạp

Các chuyên gia kỳ vọng vào sự phục hồi của Hy Lạp ngay sau khi nước này có thể bình ổn nền chính trị và vượt qua được những khó khăn trước mắt. Cũng như các nước thuộc CIVETS khác sở hữu lượng dân số trẻ và sung sức, độ tuổi trung bình dân Hy Lạp là 25, với 82 triệu dân.

Ngân hàng Thế giới dự đoán tăng trưởng của Hy Lạp năm 2011 chỉ đạt 1%, so với mức 5,2% của năm ngoái và trên 7% của thời kỳ trước cuộc suy thoái. Chuyên gia nhận định ngay khi Hy Lạp phục hồi lại mức thương mại như cũ, quốc gia này sẽ lập tức biết tận dụng những gì thiên nhiên ưu đãi cho mình. Hy Lạp sở hữu vị trí như cảng thông thương thuận tiện giữa biển Địa Trung Hải và biển Đỏ, nối với kênh đào Suez và sở hữu nguồn khí đốt tự nhiên khổng lồ chưa được khai thác hết. Một số chuyên gia xem Hy Lạp như “Thổ Nhĩ Kỳ mới”.

Thổ Nhĩ Kỳ

Nằm giữa châu Âu và “cái rốn” năng lượng Trung Đông, biển Caspian và Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang có được những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Ngân hàng Thế giới dự đoán GDP tại đây sẽ tăng 6,1% trong năm nay so với năm ngoái, tuy có giảm xuống 5,3% vào năm 2013, vẫn cao hơn mức 4,7% của năm 2009.

Thổ Nhĩ Kỳ vốn sở hữu một số nguồn nguyên liệu tự nhiên, nhưng vẫn mở rộng nền kinh tế của mình sang các lĩnh vực như xây lắp các đường ống dẫn dầu, tự biến mình thành trạm trung chuyển quan trọng giữa châu Âu và Trung Á

Phil Poole, chuyên gia tại HSBC cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ là một nền kinh tế năng động, có nhiều mối giao thương với EU nhưng không gặp bất kỳ khó khăn gì từ mối quan hệ này”.

Ông Poole đánh giá hãng hàng không quốc gia Turk Hava Yollari của Thổ Nhĩ Kỳ là nơi đầu tư rất tốt, trong khi ông Brown có cảm tính với tiêu dùng quốc nội tại đây.

Nam Phi

Nam Phi là quốc gia phát triển nhất châu Phi trong thời gian dài, với nền kinh tế đa dạng , giàu có nhờ các nguồn tài nguyên tự nhiên như vàng, platinum và đang thu hút đầu tư sản xuất.

Giá các mặt hàng tiêu dùng gia tăng, nhu cầu ngành công nghiệp máy móc và hóa chất cũng tăng theo và kỳ World Cup vừa rồi đã giúp Nam Phi đạt đà tăng trưởng trước đây sau khoảng thời gian rơi vào suy thoái trong suốt những ngày tháng u ám của kinh tế toàn cầu. Nam Phi hiện đóng vai trò như cổng kết nối đầu tư từ nước ngoài vào các khu vực khác của châu lục.

HSBC cho biết tiềm năng phát triển dài hạn của Nam Phi là khai thác mỏ, ngành năng lượng và nhà máy hóa chất Sasol. Giới trung lưu tại đây gia tăng nhanh chóng giúp tiêu dùng quốc nội trở nên đầy tươi sáng và hấp dẫn.

Theo doanhnhan

Bình luận