Internet kết nối vạn vật

Công nghệ và Internet thực sự đã tác động và có sức ảnh hưởng lớn tới mọi ngóc ngách cuộc sống cũng như hoạt động của con người. Những tác động này ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết và trực tiếp thay đổi không chỉ cuộc sống, công việc và giải trí mà còn cả những thứ nhiều năm nay vốn dường như chẳng mấy liên quan tới web hay văn hoá Internet.

Nếu bạn nghĩ rằng việc kết nối các thiết bị hay sản phẩm số vẫn chiếm một tỉ lệ quá nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của mình! Hãy nghĩ lại. Thực tế, xu hướng kết nối đang diễn ra từng ngày từng giờ với và trên quy mô toàn cầu. Theo số liệu của Cisco công bố, hiện tại có khoảng 99,4% số “đối tượng” trên thế giới vẫn không được “kết nối” lại với nhau. Mặc dù đây là mức có vẻ khôi hài. Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, bạn sẽ thấy rằng có 10 tỷ trên 1,5 ngàn tỷ đối tượng đang được kết nối. Nếu chia con số này đều trên dân số thế giới, mỗi người sẽ sở hữu khoảng 200 thứ sẽ có thể được kết nối đi đâu đó. Kết quả này cũng cho thấy tiềm năng cực lớn của việc kết nối những thứ vẫn đang đứng riêng lẻ.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của các đối tượng được kết nối Internet

Hơn thế nữa, cho tới nay, sức tăng trưởng của Internet vẫn ở mức cao. Số liệu thống kê của Cisco vào năm 2000 cho thấy có khoảng 200 triệu thiết bị được kết nối với Internet.  Được thúc đẩy nhờ sự phát triển công nghệ di động và xu hướng “tự sử dụng thiết bị cá nhân” (Bring your own device – BYOD”, con số này giờ đây đã là 10 tỷ – tiền đề mở ra một kỉ nguyên mới khi Internet có mặt ở mọi nơi, mọi lúc và kết nối mọi thứ. Nói cách khác, khái niệm mới Internet of Everything (IoE)  sẽ đánh dấu giai đoạn phát triển bùng nổ tiếp theo của Internet với tầm ảnh hưởng vươn tới cả con người, quy trình, dữ liệu và vô vàn các thứ khác nữa.

Thực tế, IoE được thúc đẩy nhờ nhiều yếu tố. Trước hết, sự phát triển bùng bổ của công nghệ thông tin từ năng lực xử lý, lưu trữ, băng thông (với mức giá rẻ hơn), các dịch vụ điện toán đám mây, mạng xã hội, điện toán di động, khả năng phân tích Big Data và chuyển thành những hoạt động thực thụ. Đặc biệt trong số này còn là khả năng tính toán và kết hợp phần cứng và phần mềm trở thành những giải pháp cho phép khai thác khả năng kết nối hiệu quả hơn nhiều. Trong khi đó, những rào cản đối với việc kết nối ngày càng ít hơn. Điển hình là việc IPv6 đã giải quyết những giới hạn của IPv4 thông qua việc cho phép bổ sung thêm tới  340.282.366.920.938.463.463.374.607.431.768.211.456 đối tượng kết nối tới một mạng chung. Mức hơn 4,8 ngàn tỷ địa chỉ này được cho là … thừa đủ để đánh dấu tất cả những ngôi sao trong các thiên hà mà khoa học đã từng biết đến.

Theo Cisco, khái niệm “giá trị cơ hội” (Value at stake) là mức lợi nhuận tiềm năng tối thiểu có thể tạo hoặc chi phí hoặc di chuyển qua lại giữa các công ty hoặc ngành công nghiệp tuỳ theo độ hiệu quả trong việc triển khai mô hình IoE của họ. Trong 10 năm tới, mức giá trị cơ hội cho các công ty và ngành công nghiệp khi tiếp cận Internet of Everything có thể lên tới 14,4 ngàn tỷ USD.

Bên cạnh đó, kích thước thiết bị và linh kiện đang ngày càng nhỏ gọn và dễ tích hợp hơn. Những chiếc máy tính với kích thước chỉ bằng hạt gạo (1x1x1mm) đã có thể tích hợp đủ từ tế bào quang năng, pin mỏng, bộ nhớ, cảm biến áp suất, bộ thu phát tín hiệu không dây. Máy ảnh cùng kích thước có thể cho hình ảnh 250×250 còn cảm biến với kích thước bằng hạt bụi (0,05 x 0,005mm) có thể đánh giá và truyền thông tin về nhiệt độ, áp suất, chuyển động…

Cuối cùng, IoE đã cho thấy tương lai lợi nhuận của doanh nghiệp đã chuyển dần sang khả năng khai thác hiệu quả các mô hình kết nối. Cụ thể hơn nữa, đó chính là khả năng tạo ra được tài sản trí tuệ dựa trên những kết nối đó. Các công ty trong giai đoạn mới sẽ khó lòng có thể chỉ dựa trên những yếu tố nội lực và kiến thức từ phía nhân lực. Thay vào đó, họ sẽ phải thu hút và tận dụng hiệu quả từ các nguồn bên ngoài. Điều này – chỉ có thể thực hiện được – thông qua IoE.

Cơ hội trị giá 14,4 ngàn tỷ USD – sẽ thuộc về ai?

Nền tảng công nghệ hiện tại đã mở ra khả năng kết nối đa dạng cho mọi “vật thể” trên trái đất

Theo Cisco, một khoản lợi nhuận trị giá 14,4 ngàn tỷ USD có thể được tạo ra trong giai đoạn một thập kỉ tới tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng IoE của các doanh nghiệp (không tính tới các mô hình cộng đồng, xã hội hay tiêu dùng). Dự đoán của họ cho thấy IoE sẽ góp phần tăng lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu lên 21% trong mười năm tới.

Ở một khía cạnh đơn giản hơn, từ 2013 đến 2022, khoản giá trị này sẽ là “phần thưởng” cho các doanh nghiệp trên toàn cầu và là hệ quả trực tiếp từ IoE. Việc mỗi doanh nghiệp giành được lợi nhuận hay chịu thua lỗ sẽ đều do khả năng tận dụng các cơ hội do IoE tạo ra quyết định. Theo Cisco, những đơn vị có thể tận dụng tối ưu IoE sẽ có thể thu về lợi nhuận theo hai cách: hoặc thu giá trị tạo ra từ các sáng tạo công nghệ hoặc chiếm được ưu thế trong việc cạnh tranh để từ đó tăng cường thị phần so với đối thủ – những công ty chưa thể chuyển đổi và thích nghi kịp thời với mô hình mới.

Các nhà phân tích của Cisco cũng chỉ ra rằng phần lớn (khoảng 66%) trong khoản giá trị 14,4 ngàn tỷ USD này sẽ đến từ việc cải tổ lại các mô hình công nghiệp chuyên dụng ví dụ như hệ thống điện thông minh (sử dụng khả năng kết nối để truyền tải thông tin giao tiếp giữa các thiết bị sử dụng điện nhằm tối ưu hoá hiệu suất tiêu thụ), toà nhà thông minh (quản lý với các giải pháp tận dụng kết nối). Trong khi đó, số còn lại (34%) sẽ đến từ các mô hình liên kết công nghiệp chéo như  làm việc từ xa và khả năng cắt giảm chi phí cho việc di chuyển nói chung khác.

Với các doanh nghiệp hàng đầu, triển khai “kết nối” là cuộc chơi mới cực kì quan trọng, bất kể họ hoạt động trên lĩnh vực nào.

Thống kê của Cisco cũng cho thấy giá trị cơ hội thu về từ triển khai mô hình IoE có sự khác biệt đối với từng khu vực địa lý và từng ngành công nghiệp khác nhau. Điển hình như Trung Quốc, tiềm năng chủ yếu sẽ nằm ở ngành công nghiệp sản xuất và tốc độ tăng trưởng ở từng khu vực khác nhau. Trong khi đó, tại Mỹ hoặc châu Âu, cơ hội ẩn chứa chủ yếu ở mảng dịch vụ.

Công nghệ và Internet thực sự đã tác động và có sức ảnh hưởng lớn tới mọi ngóc ngách cuộc sống cũng như hoạt động của con người. Những tác động này ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết và trực tiếp thay đổi không chỉ cuộc sống, công việc và giải trí mà còn cả những thứ nhiều năm nay vốn dường như chẳng mấy liên quan tới web hay văn hoá Internet.

Những tác động thực tế của IoE

Dĩ nhiên, để thu được tối đa giá trị lợi nhuận từ Io, các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chuyển đổi mô hình tổ chức của mình dựa trên thực tiễn tác động của IoE với thực tế. Theo Cisco, có tám mô hình cơ bản sẽ rất hiệu quả khi được ứng dụng hợp lý IoE trước mắt bao gồm:

 

Với các doanh nghiệp hàng đầu, triển khai “kết nối” là cuộc chơi mới cực kì quan trọng, bất kể họ hoạt động trên lĩnh vực nào.

* Nhà máy thông minh. Việc tích hợp thêm kết nối cho các quy trình sản xuất và ứng dụng sẽ cho phép mở rộng năng lực sản xuất của nhà máy, cắt giảm kho vật tư lưu do có thể thiết lập quy trình cung cấp vật tư theo thời gian thực, cắt giảm chi phí trung bình của việc sản xuất  và chuỗi cung ứng. Đây là một trong hai mô hình ứng dụng IoE cho hiệu quả cao nhất với phần lớn lợi ích đến từ việc triển khai các loại máy móc thông minh tích hợp các cảm biến và khả năng kết nối với nhau. Mô hình mới này cũng cho phép các nhà máy được lập trình tổng thể để phù hợp với từng kiểu hình sản xuất. Trong khi đó, thông tin báo cáo từ mức chi tiết nhỏ nhất có thể được thu thấp về các “kho” điện toán đám mây nhằm phục vụ cho việc điều chỉnh nhân lực, nguồn tài chính và công nghệ.

* Tiếp thị và quảng cáo kết nối.
Đây có lẽ là mô hình đang có sức phát triển vượt bậc nhất hiện nay. Bản thân sự hiện diện của các công cụ kết nối đã hoàn toàn thay đổi cách tiếp cận của doanh nghiệp với khách hàng cảu mình cũng như trong các công tác phân tích thói quen tiêu dùng, tối ưu hoá sự tương tác… Nói cách khác, IoE đã cho phép doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn góc nhìn đối với khách hàng và phát triển những thông điệp riêng với các thiết bị đem lại lợi ích lớn nhất cho họ. Trong khi đó, về phía người dùng, việc thanh toán dễ dàng, tiếp cận thông tin nhanh chóng … cũng là tiền đề cho mức tăng lợi nhuận không nhỏ. Có thể nói, ở mô hình này, sự liên kết giữa máy móc – máy móc, máy móc với con người và người – người thông qua các công nghệ điện thoại đám mây, Big Data, công cụ phân tích và ra quyết định theo thời gian thực cùng công nghệ bảo mật đã nâng cao những trải nghiệm của khách hàng cũng như sự sáng tạo trong việc kinh doanh – những yếu tố quan trọng quyết định tới lợi nhuận và tính hiệu quả trong vận hành của bất kì đơn vị nào.

Hệ thống mạng lưới điện thông minh sẽ đem lại nhiều lợi ích đáng kể

* Mạng lưới điện thông minh. Một hệ thống điện hiện đại với tính hiệu quả cao vận hành dựa trên kết nối máy móc – máy móc thông qua cảm biến, mạng tích hợp và điện toán đám mây sẽ sử dụng các kết nối thông tin để tương tác nhằm nâng cao độ tin cậy, cắt giảm chi phí vận hành cũng như đưa ra được các phương án phân phối năng lượng tối ưu. Triển khai theo hướng tận dụng IoE, mạng lưới này sẽ có thể tự nhận diện và khắc phục lỗi, kiểm soát hướng di chuyển của dòng điện theo yêu cầu thực tế (đèn sáng theo môi trường, điều hoà hoạt động theo nhiệt độ bên ngoài, phân bổ công suất mạng lưới điện theo yêu cầu…) cải thiện hiệu quả hệ thống sản xuất và dĩ nhiên cho phép tích hợp dễ dàng cả những giải pháp “xanh” như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió vào các hệ thống điện sẵn có.

* Giải trí kết nối:
Giải trí kết nối là khái niệm rất rộng từ những sản phẩm và dịch vụ đơn giản như FarmVille hay Zynga – vốn rất quen thuộc với người tiêu dùng cho tới các món phức tạp hơn như dịch vụ phim ảnh Netflix, bài bạc trực tuyến, các hệ thống trò chơi điện tử diện rộng… Trong một vài năm trở lại đây, chính IoE thực tế đã đem đến cho người tiêu dùng một phương thức giải trí hoàn toàn mới: chơi với nhau từ khoảng cách địa lý xa xôi, ở mọi khung thời gian, sử dụng nhiều thiết bị đa dạng (iPad, máy tính cá nhân, Playstation, Xbox… ).

Một mô hình ngôi nhà kết nối thông minh của LG phát triển

* Toà nhà thông minh. Khởi đầu với những ngôi nhà nhỏ thông minh, ngày càng có nhiều toà nhà khổng lồ được ứng dụng các công nghệ kết nối để tăng cường hiệu quả quản lý cũng như vận hành đồng thời tiết kiệm chi phí và đem lại nhiều tiện nghi hơn. Chỉ cần hình dung một toà nhà với toàn bộ hệ thống điện, chiếu sáng, máy điều hoà, các loại máy móc tiện ích khác (thông gió, vệ sinh, máy phát điện, hệ thống mạng, viễn thông…) đều tương tác và kết nối với nhau. Theo tính toán của Cisco, việc triển khai IoE có thể giúp cắt giảm tới 40% nhân lực cần thiết để quản lý và vận hành mỗi toà nhà trong khi cải thiện vượt bậc khả năng tiết kiệm năng lượng, tăng cường hiệu quả sử dụng diện tích.

* Phương tiện kết nối. Đây là mô hình đang được nghiên cứu và phát triển rất mạnh trong các nhà sản xuất xe hơi cũng như quản lý giao thông. Nó hướng tới việc sử dụng một nền tảng tích hợp để thực hiện các tác vụ tự động đối với việc dẫn đường, tối ưu hoá hành trình, cải thiện công tác vận tải và cung cấp các tiện ích khác. Một chiếc xe nếu có càng nhiều kết nối với môi trường xung quanh (đường xá, đèn tín hiệu, trạm thu phí, chất lượng không khí, thời tiết, trạm xăng dầu… ) và cả những chiếc xe khác sẽ có thể vận hành cực kì hiệu quả và an toàn. Hơn thế nữa, ở góc độ vĩ mô, khi việc giao thông an toàn và hiệu quả hơn, nó cũng góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo cuộc sống cho mọi người.

Mô hình bệnh viện tương lai không thể thiếu hệ thống kết nối mạnh mẽ, đa dạng.

* Kết nối trong lĩnh vực y tế. IoE khi được ứng dụng vào ngành y tế sẽ đem lại cơ chế chăm sóc và quản lý bệnh nhân hiệu quả hơn rất nhiều. Từ đó, các bệnh viện và tổ chức y tế có thể cải thiện hiệu quả vận hành của mình hơn đáng kể. Thực tế, ngay vào thời điểm hiện tại, các mô hình y tế đều vướng phải rào cản lớn: khả năng tiếp cận đa thông tin cùng lúc ở cùng một thời điểm chăm sóc. Ngoài các giải pháp xét nghiệm và chữa trị truyền thống, số lượng cảm biến và kết nối tăng cường  của mô hình IoE sẽ cho phép bệnh viện “giải phóng” bệnh nhân sớm hơn trong khi vẫn tăng cường hiệu quả chữa trị nhờ việc có thể giám sát từ xa hiệu quả hơn.

* Hệ thống giáo dục kết nối. Việc triển khai hiệu quả công nghệ và ứng dụng sẽ cho phép mở rộng quy mô cũng như nội dung giảng dạy. Bên cạnh đó, nó cũng mở ra những mô hình giáo dục mới – tiền đề cho việc thay đổi các kiểu giáo dục truyền thống. Một trong những thành tựu bước đầu chính là công tác giáo dục từ xa. Cùng với sự phát triển của công nghệ, công tác giáo dục giờ đây có thể được triển khai linh hoạt tuỳ theo nhu cầu, ở mọi nơi, mọi lúc và trên nhiều loại thiết bị đa dạng.
Nhìn chung, việc tiếp cận và theo đuổi IoE thực sự là thách thức lớn với bất kì tổ chức nào. Thực trạng thay đổi nhanh chóng của ngành công nghệ và các mô hình mới không khỏi gây ra nhiều sự phân vân, khó hiểu và hệ quả tất yếu là những quyết định không đem lại hiệu quả cao – thậm chí là đứng yên tại chỗ một cách bị động.  Trong khi đó, ở thời điểm hiện nay, mỗi quyết định đều có tác động rất nhanh chóng bởi mỗi trào lưu công nghệ mới  – khi kết hợp với các vấn đề tài chính và chuỗi cung ứng toàn cầu – đều tạo ra những hướng đi mới có thể tiềm ẩn mối đe doạ một cách nhanh chóng: trong chỉ vài tuần hay vài tháng thay vì vài năm như trướ đây. Chính vì thể, ngay vào lúc này, việc làm chủ mô hình IoE và có phương án triển khai thích ứng càng nhanh càng tốt sẽ cho phép tổ chức có được ưu thế cạnh tranh, sức mạnh phát triển, mở rộng thị phần và dĩ nhiên là cả tăng cường lợi nhuận.

Về mặt lý thuyết, IoE bao gồm ba loại hình kết nối: máy móc – máy móc (M2M), con người – máy móc (P2M) và con người – con người (P2P). Khi kết hợp lại, mô hình P2M và P2P chiếm khoảng 55% giá trị cơ hội vào năm 2022. Trong khi đó, riêng M2M sẽ chiếm 45% còn lại. Đáng kể hơn, ngoài việc tiềm năng đem lại lợi ích lớn, kết nối M2M cũng là thứ có ích lợi trực tiếp với con người. Nó cho phép con người làm việc hiệu quả hơn, ra quyết định chính xác hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một ví dụ điển hình cho điều này chính là kết nối trong ngành y tế vừa đề cập ở trên.

Theo PCworld

Bình luận