Có Voi đòi Tiên, Tiên phải sẵn sàng…

Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã và đang trên con đường thoát khỏi tình trạng kinh doanh “gia đình trị” đã từng ngự trị lâu nay. Để thực hiện được bước ngoặt này, doanh nghiệp phải có công cụ quản lý tốt, dễ sử dụng, độ tin cậy cao nhưng phải vừa túi tiền. Đó chính là nỗi niềm khó chia sẻ nhất của doanh nghiệp.

Trước khi sử dụng ERP, doanh nghiệp thường ở tình trạng “điếc không sợ súng” hoặc “chưa bệnh chưa sợ”, không nhận thức được những rủi roi đang bao vây xung quanh mình. Đa số chưa nhận thức được công cụ quản lý có thể giúp doanh nghiệp đến mức độ nào, chỉ nghe nói hoặc được biết tới mà không dám nghĩ tới… Rất nhiều doanh nghiệp mong muốn có ERP nhưng không biết ra yêu cầu, bài toán cho chính mình mà chỉ “tôi muốn có cái tốt nhất”, hoặc “hãy tư vấn cho tôi dùng gì…”.

Đến khi sử dụng ERP, ban đầu bỡ ngỡ, gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp có thể nản vì “lợi chưa thấy lợi, nhưng răng chẳng còn” vì nảy sinh nhiều bất tiện, nghi ngờ, áp lực cho đến “trên bảo dưới không thông”… Đa số các chủ doanh nghiệp sẽ gặp những lời phàn nàn từ nhân viên rằng bất cập, không tiện lợi bằng phần mềm kê toán vẫn đang làm, “tưởng thế nào chứ phần mềm nào chẳng có những chức năng đó mà sao lại phải bỏ ra một đống tiền để rước nó về”…

Nhưng sau khi đã sử dụng quen, đâu vào đấy thì doanh nghiệp bắt đầu “ngấm” thành “nghiện”. Chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý từ chỗ “sờ vào máy tính sợ chuột cắn” đã “tối nào cũng phải ôm máy tính” để xem báo cáo ngược xuôi và theo dõi kiểm soát. Đến ngày nghỉ cũng có thể có điện thoại thắc mắc “đang đi nghỉ ở Nha Trang mà sao kết nối VPN mà không xem được báo cáo…”, hóa ra là mạng kém thì VPN cũng chập chờn nên không thể tải được báo cáo về. Lúc này doanh nghiệp phát hiện ra vô số chức năng quản lý và kế toán mà không hề cần đến kiến thức về kế toán.

Và khi đã thành “con nghiện”, doanh nghiệp luôn có những đòi hỏi thêm. Rất nhiều yêu cầu mới được đưa ra sau khi đã ứng dụng ổn định vì họ đã ngộ ra nhiều điều và bắt đầu có thể tự đặt ra các đầu bài toán cho chính mình. Họ cảm thấy phải cần thêm những chức năng sâu hơn và rộng hơn, lúc đó thì họ sẵn sàng bỏ tiền cho những chức năng đặc biệt đó vì  họ biết chắc chắn rằng hiệu quả đầu tư (ROI) sẽ như mong muốn.

Tâm lý chung của con người vẫn là “có Voi đòi Tiên”… nhưng nếu “Tiên đã sẵn sàng” thì đây lại quả là sự “hợp duyên có hậu”. Chỉ cần doanh nghiệp  biết trước điều này  thì họ sẽ tính trước được 5-10 năm tới sẽ cần phải có tiếp cái gì, vì công nghệ chỉ cần đáp ứng trong vòng 5 năm nhưng “triết lý” và “sự sẵn sàng đáp ứng” của giải pháp phải đạt được ít nhất 10-15 năm.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chỉ tính đến việc triển khai bằng được để phải có, mà lại chưa tính đến việc khi có rồi tất sẽ phải đòi hỏi cao hơn thì lúc đó sẽ như thế nào ? sẽ ra sao  khi  “Tiên” không sẵn sàng hoặc “quá cao giá”, ứng dụng không đáp ứng hoặc có thể đáp ứng với số tiền vượt quá khả năng chi trả?…  Đây  quả là một “cơn nghiện ngập” khó có hồi kết vì  “có nhu cầu” mà không được “đáp ứng” thì hậu quả “khôn lường”. Doanh nghiệp sẽ bị “đóng gói” cùng với “bài thuốc cấp tính” dành cho bệnh “mãn tính”.

Vậy doanh nghiệp có nên thành “con nghiện ERP” hay không?

Câu trả lời là: Nếu  “càng nghiện càng giàu” thì rất nên “nghiện”, nhưng nếu “nghiện” thành “ngập” và “tan cửa nát nhà” thì hãy “cai nghiện” sớm. Có thể lúc đó bạn cần phải tìm đến chuyên gia tư vấn để chữa bệnh sớm cho mình.

VIAMI Software – với kinh nghiệm 15 năm phát triển của mình luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu phát sinh của doanh nghiệp.

Lê Ngọc Quang

Bình luận