Bong bóng dotcom sắp nổ lần thứ hai?

Lần đầu tiên kể từ năm 2000, các doanh nhân công nghệ và Internet có thể thu hút vốn đầu tư chỉ với một ý tưởng chưa trọn vẹn và một vài trang PowerPoint.


Một làn sóng bong bóng dotcom thứ hai có thể đang thành hình

Thời gian gần đây, những công ty hàng đầu trong trào lưu “xã hội” (social) như FacebookTwitter hay mới đây nhất là Groupon, đang được giới đầu tư trả giá rất cao. Groupon, công ty mới hai tuổi cung cấp các mặt hàng giảm giá cho những khách hàng trực tuyến mua theo nhóm, vừa tuyên bố từ chối thẳng thắn lời đề nghị mua lại giá 6 tỷ USD của Google. Lời từ chối của Groupon đã khiến các nhà phân tích thực sự bất ngờ. Nhiều người tự hỏi phải chăng những người sáng lập Groupon đã để mất phiếu mua hàng thỏa thích của họ. Cuộc đấu giá cổ phiếu của Facebook trên thị trường thứ cấp vào tháng 12 năm ngoài đã đưa ra mức giá cao hơn tới 77% so với mức giá được trả trong các giao dịch tương tự vào 3 tháng trước đó. Twitter cũng được định giá tới 3,7 tỷ USD, tăng gấp gần 4 lần chỉ trong một năm. Theo công ty luật Cooley, số công ty mới khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ được định giá tối thiểu 100 triệu USD trở lên đang tăng nhanh.

Thị trường Internet đang xuất hiện hiện tượng bong bóng lần hai”, Alan Patricof, chuyên gia đầu tư mạo hiểm nhận xét. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng có những khác biệt giữa bong bong dotcom hiện nay với bong bóng dotcom đã nổ cách đây 1 thập kỷ. Hiện tượng bong bóng dotcom trước đây là những thương vụ niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) được thổi phồng giá quá đáng. Hiện nay, mặc dù thị trường IPO đang hồi sinh nhưng nó vẫn còn tồn tại bóng ma quá khứ. Thay vào đó, phương thức chủ đạo của các ông chủ doanh nghiệp mới khởi nghiệp kiếm tiền là bán công ty của họ cho những công ty công nghệ lớn hơn như Cisco, Google, Facebook hoặc thậm chí cả Groupon.

Những công ty công nghệ này có vẻ khó bị lừa hơn những nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu của năm 1999, thời điểm trước khi hiện tượng bong bóng dotcom bùng nổ vào năm 2000. Nhưng những ông chủ của các công ty công nghệ hiện đang rủng rỉnh hầu bao nên họ ít để ý đến giá trị tiền mà quan tâm hơn đến mong muốn sở hữu những công ty đang “hot” trong trào lưu gắn mác “xã hội”.

Sự nổi lên của thị trường cổ phiếu thứ cấp dành cho những công ty mới khởi nghiệp đã cho phép những người sáng lập và những nhà đầu tư ban đầu trong những công ty như Facebook và Twitter kiếm được những khoản tiền lớn mà không cần chờ đến khi công ty đó IPO hoặc được công ty khác mua lại. Giá trị cổ phiếu ở thị trường cổ phiếu thứ cấp của các công ty mới khởi nghiệp được định giá phần nhiều dựa trên những đánh giá công ty sẽ có giá trị bao nhiêu trong tương lai và có bao nhiêu người săn tìm chúng. Và nhiều người săn tìm cổ phiếu chưa niêm yết của các công ty mới khởi nghiệp là những người ngoại đạo như các nhà quản lý quỹ, những người có thể không hiểu kinh doanh công nghệ như những người trong ngành.

Thị trường Internet hiện nay có nhiều nhà đầu tư là những cá nhân giàu có và các quỹ đầu tư nhỏ bơm vốn cho các công ty mới khởi nghiệp ít tên tuổi để gây sự chú ý của các công ty đầu tư mạo hiểm lớn. Những nhà đầu tư này thường thực hiện chiến lược đầu tư kiểu “phun sương” với những khoản đầu tư nhỏ, khoảng 100.000 USD mỗi lần.

Có ý kiến cho rằng, các ông chủ các doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ hiện nay không giống với những ông chủ cách đây 10 năm. Các doanh nhân ngày nay có hiểu biết sâu hơn về những lĩnh vực họ đang cố gắng thay đổi, Nick Beim của công ty đầu tư mạo hiểm Matrix Partners nhận xét. Một số ít họ là những kỹ sư nhưng rất nhiều người là không phải dân công nghệ mà là những doanh nhân có tham vọng và ý tưởng kinh doanh làm thay đổi các lĩnh vực như truyền thông, quảng cáo, dịch vụ tài chính hoặc thời trang. Những lĩnh vực này đang tập trung tại New York. Đó là lý tại sao bùng nổ bong bóng dotcom mới nếu có xảy ra sẽ không diễn ra ở thung lũng Silicon ở California như 10 năm trước mà mà là ở Manhattan, trung tâm tài chính của New York.

Các nhà đầu tư cho rằng những công ty mới khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại xã hội (social commerce) có mô hình lợi nhuận rõ rệt và dễ thành công hơn những công ty ở mảng truyền thông xã hội (social media) – lĩnh vực không ai biết lợi nhuận đến từ đâu thậm chí cả khi đã có hàng triệu người sử dụng dịch vụ (ví như Twitter). Cả 3 công ty thương mại xã hội hàng đầu hiện nay, gồm Groupon, Gilt Groupe (công ty bán hàng xa xỉ được Matrix đầu tư) và Zynga (công ty game xã hội), đang tăng doanh thu nhanh hơn bất kỳ công ty mới khởi nghiệp nào trong lịch sử. Đó là lý do hiện tượng bùng nổ dotcom thời nay có thể sẽ khác, không như năm 2000. Nhưng biết đâu đấy, lịch sử sẽ lặp lại sau 10 năm ở lĩnh vực công nghệ.

Bình luận