Apple đối diện với nguy cơ bị cướp mất “hồn” iPhone

Những đối thủ lớn nhất của Apple, gồm Facebook, Google và Amazon đang làm khá tốt việc tìm đường xen vào giữa cuộc vui giữa ‘Quả táo’ và người dùng của họ.

Rõ ràng Apple hiện đang là mục tiêu quan trọng cần tiêu diệt của hầu hết các công ty công nghệ trên thế giới. Nhờ iOS, công ty hiện đang có một trong những nền tảng được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới với rất nhiều tính năng hữu ích, thân thiện. Kết hợp với số lượng các nhà phát triển đông đảo cùng các nhà cung cấp nội dung tạo nên một hệ sinh thái thành công nhất từ trước đến nay. Đây chính là phần “hồn” của iPhone, khiến nó hấp dẫn mọi người hơn cả những gì mà phần cứng tốt làm được. Tuy nhiên các đối thủ cũng đang cố gắng chiếm lấy phần quan trọng này thông qua việc tung ra các ứng dụng và dịch vụ tương đương.

Mới đây, Facebook đã cập nhất ứng dụng mới cho người dùng iOS là Facebook Messgenger , bổ sung khả năng gọi điện miễn phí và Amazon cũng có MP3 Store cho âm nhạc/video. Đầu tiên, việc làm này cho thấy các công ty cần iOS để tiếp cận một cơ sở người dùng rộng lớn. Nhưng Messenger còn hơn cả Angry Birds hay Evernote khi mà nó nhắm đến việc thay những tính năng cốt lõi của iOS, tương tự cách mà Google làm với bản đồ, tìm kiếm hay trình duyệt.

Hiện tại Facebook vẫn chưa có điện thoại của riêng mình, nhưng tại sao không để Apple với hàng trăm triệu thiết bị giúp công ty mở rộng ảnh hưởng trên thị trường. Cùng với ứng dụng Facebook, Instagram hay Messenger, Zuckerberg muốn được cung cấp nền tảng liên lạc và xã hội trên iPhone – tốt hơn ứng dụng Messages, Phone hay Camera của Apple.

Về phần Google, công ty này có các thiết bị của riêng mình nhưng vẫn không quên thu hút người dùng iPhone với Mail, Drive, Chrome, Search, Maps, Chrome,…. Phần lớn chúng được tung ra và nâng cấp với chất lượng được cải thiện đáng kể so với thời gian đầu. Còn Amazon, đang đi sau Apple với việc phát hành mày tính bảng của riêng họ và có thể là một chiếc điện thoại trong tương lai. Ngoài phục vụ người dùng Kindle, công ty còn muốn mang kho nội dung số khổn lồ của mình tới người dùng iTunes thông qua iPhone, iPad hay iPod.

Giống như một người gác cổng, Apple thu được 30% từ các ứng dụng trả tiền. Nhưng quả táo cũng không cảm thấy thoải mái khi các đối thủ cung cấp ứng dụng miễn phí như Google Maps – được đánh giá tốt hơn nhiều so với Apple Maps. Sự tăng trưởng của các ứng dụng do đối thủ cung cấp bắt đầu đe dọa mối quan hệ sâu sắc giữa người dùng iPhone và thiết bị của họ. Mùa hè năm 2009, chính sách của Apple là ngăn chặn các ứng dụng bắt chước “tính năng cốt lõi” của iPhone nhưng đã không duy trì được lâu dài sau vụ rắc rối với Google Voice. Điều gì xảy ra tiếp theo?

Với sự phát triển của iOS, Apple rõ ràng là đang tụt lại phía sau. Trong những ngày đầu, công ty tạo nên những thiết kế và giao diện người dùng tốt nhất và đưa tới tay người dùng: Safari, Photos, iTunes,… Nhưng sau đó công ty đã bị phân tâm và để các đối thủ bám sát và sự ra đi của Scott Forstall, người từng chịu trách nhiệm về iOS được kỳ vọng sẽ mở ra con đường mới cho các ứng dụng lõi trong iPhone.

Hoạt động chính của Apple giờ giống một công ty phần cứng và phần mềm cho di động và chiến lược này sẽ không thành công nếu ứng dụng quan trọng trên iPhone không được cung cấp bởi Apple. Khi đó, iPhone sẽ chỉ còn là một phần cứng để chạy các ứng dụng của Google hay Facebook. 

Năm 2013 sẽ là cơ hội để Jony Ive và các cộng sự của mình thể hiện dấu ấn lên giao diện người dùng của Apple và phác họa tương lai của iOS. Mang đến sự cân bằng cho các ứng dụng lõi của iPhone, đó sẽ mục tiêu hàng đầu mà ông cần đạt được.

Theo Genk

Bình luận