4 cách biến các fan truyền thông xã hội thành các khách hàng say mê và trung thành

Thật vui khi các công ty thấy người hâm mộ và khách hàng có phản hồi tích cực với các sản phẩm của họ và truyền thông điệp qua các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng làm thế nào để biến tất cả những năng lượng tích cực đó thành việc bán hàng và các chiến lược tiếp thị hiệu quả lại là một việc khá khó khăn

tiếp thị nội dung, truyền thông xã hội, lôi kéo khách hàng

Đôi khi các khách hàng vừa mới khen bạn trên Twitter và Facebook cũng cần một cú huých để đưa họ trở lại
Danny Maloney, người đồng sáng lập và Giám đốc Điều hành công ty Tailwind, một công ty sở hữu trí tuệ tiếp thị truyền thông xã hội chuyên xây dựng các công cụ khai thác sức mạnh của dữ liệu trên các mạng xã hội cho rằng: Nếu tập trung và biết vạch ra chiến lược, các doanh nghiệp thuộc mọi qui mô có thể biến những khách hàng một lần hoặc những người hâm mộ ngẫu nhiên thành những người ủng hộ có ảnh hưởng và khách hàng thường xuyên.

Maloney đưa ra 4 cách giúp các công ty có thể biến sự hiện diện của họ trên các phương tiện truyền thông xã hội thành công cụ tiếp thị hiệu quả:

1. Sử dụng cách tiếp cận mục tiêu

Thúc đẩy nhận diện thương hiệu trên các phương tiện truyền thông theo cách của các thương hiệu lớn  là một cách làm không khả thi về mặt kinh tế đối với các công ty vừa và nhỏ. Thay vào đó,  Maloney cho rằng các công ty có ngân sách khiêm tốn nên dành thời gian và các nguồn lực cho những khách hàng có nhiều khả năng sẽ theo họ nhất.

Theo Maloney: “Với những công cụ đúng đắn, bạn có thể theo dõi những từ và cụm từ khóa liên quan tới công ty của bạn” và đáp lại những gì khách hàng, người hâm mộ và cả những người gièm pha đang nói.

Ví dụ Mention là một chương trình đơn giản cho phép người dùng theo dõi những lời đề cập tới thương hiệu của họ trên  Facebook, Twitter, RSS và trên các trang web có qui mô mô lớn. Tagboard là một chương trình tương tự được sử dụng để theo dõi những tags trên Twitter, Facebook, Instagram, Vine và Google+. Dựa trên những thắc mắc, phần mềm này sẽ tập hợp từ nhiều mạng xã hội các nội dung trên một màn hình hiển thị tạm thời

2. Hãy để người hâm mộ biết rằng bạn đang lắng nghe

Không giống những phương tiện khác- như báo in,  truyền hình hay truyền thanh- truyền thông xã hội không phải là kênh thông tin một chiều, đó là một cuộc trò chuyện và các thương hiệu bắt buộc phải đáp lời.

Maloney cho rằng: “Những người ủng hộ thương hiệu muốn biết rằng bạn có ở đó và nghe thấy họ. Nếu họ dành thời gian để chia sẻ bài viết trên blog của bạn hoặc đưa ra một lời đánh giá tích cực, hãy lắng nghe và cảm ơn họ”.

Một số công ty còn tiến thêm một bước bằng cách sử dụng những lời ủng hộ thương hiệu của họ một cách mạnh mẽ nhất làm nguồn nội dung tiếp thị liên tục, họ yêu cầu những người hâm mộ viết những lời cảm nhận hoặc ghé thăm các bài viết trên blog. Theo Maloney, nếu khách hàng nghĩ công ty này thực sự quan tâm, họ đang lắng nghe, tôi sẽ kể với những người khác về họ”.

3. Hướng mục tiêu vào những khách hàng đặc biệt của bạn

Đôi khi các khách hàng vừa mới khen bạn trên Twitter và Facebook cũng cần một cú huých để đưa họ trở lại. Bạn nên cảm ơn họ, cân nhắc tặng cho họ một khoản ưu đãi như giảm giá  để họ ghé thăm công ty bạn thêm một lần nữa.

Qua đó, khách hàng hiểu rằng bạn đang lắng nghe và họ được coi trọng và điều này sẽ khiến họ trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ hơn và là một khách hàng thường xuyên.

4. Tạo ra một nội dung lôi cuốn

Một cách các thương hiệu có thể phát triển các mối quan hệ với những người hâm mộ và khách hàng trên truyền thông xã hội là tìm và chia sẻ những nội dung hấp dẫn xung quanh một nhóm chủ đề cụ thể. Các thương hiệu lớn hơn thường kỳ vọng sẽ đưa ra những nội dung xếp ngang với các tạp chí có chất lượng, nhưng Maloney cho rằng các công ty thuộc đủ loại qui mô đều có thể xây dựng một chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả.

Maloney chia sẻ:  “Bạn phải xây dựng mối quan hệ với mọi người, gắn kết với họ trên cơ sở quan tâm chứ đừng vội bán hàng ngay. Nếu bạn là một công ty phải tiếp khách hàng, thì điều quan trọng hơn bạn cần làm là chia sẻ điều gì đó thú vị và có thể chia sẻ được để độc giả của bạn có thể truyền bá thông điệp”.

Maloney cũng cho rằng một việc quan trọng nữa là thiết kế nội dung phù hợp với nhiều mạng xã hội khác nhau- một tweet dài 140 ký tự không thể hiệu quả trên trang ảnh  Pinterest, và không thể nói với người hâm mộ theo ngôn ngữ mạng đó. Điều này có thể giúp người hâm mộ của bạn sẽ quay trở lại với kênh truyền thông xã hội của bạn hết lần này đến lần khác không chỉ vì nội dung mà bạn chia sẻ mà cả các thông điệp tiếp thị và thư chào hàng của bạn nữa.

Theo HLG

Bình luận