Thương mại điện tử Đông Nam Á sẽ cạnh tranh quyết liệt

 w620h405f1c1-files-articles-2015-1087363-dd-31-tren

Những hãng bán lẻ trực tuyến khổng lồ đang đổ xô tới Đông Nam Á.

Theo The Economist, mua sắm trực tuyến chiếm chưa đầy 1% doanh số mua sắm ở khu vực Đông Nam Á mặc dù là khu vực đông dân gấp đôi thị trường Mỹ (có tỷ lệ mua sắm trực tuyến gần 10%). Tuy nhiên, theo dự báo của Công ty Tư vấn Frost & Sullivan, sự bùng nổ của smartphone và tầng lớp trung lưu tại khu vực này mang lại cơ hội rất lớn cho thương mại điện tử, có thể gấp 5 lần vào năm 2018.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2012, Lazada đã có mặt tại 6 thị trường Đông Nam Á, đây là khu vực không bị thách thức bởi những công ty trực tuyến khổng lồ như Amazon (Mỹ), Alibaba (Trung Quốc) và Rakuten (Nhật Bản).

Lazada là khoản đầu tư của Rocket Internet nhằm chiếm lĩnh các thị trường mới nổi. Rocket vẫn còn nắm giữ cổ phần 24%, mặc dù Lazada nay đã quyên góp được hơn 600 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm cả Tesco (Anh), và Temasek (Singapore). Các khoản đầu tư này đã nâng giá trị của Lazada lên khoảng 1,3 tỷ USD, trở thành một trong những công ty công nghệ tiềm năng nhất Đông Nam Á.

Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2014, Lazada mất 50 triệu USD trước lãi, thuế, và khấu hao, trên tổng doanh thu 60 triệu USD. Cũng giống như các công ty Rocket khác,g các nhà phê bình nói rằn Lazada chỉ là một sự bắt chước của Amazon.

Tuy nhiên, lãnh đạo Lazada lại chứng minh bằng sự thành công ở những thị trường như Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Tiếp thị tại những thị trường này phức tạp hơn ở Mỹ hay châu Âu, bởi vì người dân địa phương sử dụng nhiều trang web tìm kiếm và truyền thông xã hội, buộc các trang web bán hàng trực tuyến phải thường xuyên thử nghiệm các cổng thông tin trực tuyến cho phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa địa phương.

bd-goc-duoi-bis

Mặt khác, thách thức lớn nhất vẫn là thanh toán và giao hàng. Tỷ lê người mua sắm tại Đông Nam Á có thẻ tín dụng chỉ chưa đầy 1/10 với lo ngại bị lừa đảo khi mua sắm trực tuyến. Vì vậy, phần lớn khách hàng của Lazada thích trả tiền khi nhận hàng, đòi hỏi các đối tác phân phối hoạt động hiệu quả hơn.

Trong khi đó, dịch vụ bưu chính thường chậm chạp và không đáng tin cậy, đặc biệt là ở các quần đảo lớn của Indonesia và Philippines. Khoảng 1/3 số đơn đặt hàng được Lazada vận chuyển bằng đội tàu xe riêng, mở rộng tới hơn 80 thành phố ở Đông Nam Á.

Tăng trưởng nhanh chóng của Lazada đã khiến các đối thủ để ý, bao gồm cả các tập đoàn lớn có các trung tâm mua sắm chiếm lĩnh thị trường bán lẻ của khu vực.

Ngày 25/2, Lippo Group giới thiệu MatahariMall, một liên doanh thương mại điện tử mới, có quan hệ đối tác với các chuỗi cửa hàng của Matahari. Các công ty dịch vụ nhắn tin cũng được chuyển sang thương mại điện tử để tăng lợi nhuận.

Trong tháng 2, Line, một ứng dụng nhắn tin phổ biến thuộc sở hữu của Naver của Hàn Quốc, bắt đầu bán hàng trực tuyến ở Thái Lan. Cuối tháng 10, Softbank (Nhật Bản) và Sequoia Capital (Mỹ) đã đầu tư 100 triệu USD vào Tokopedia, một phiên bản eBay ở Indonesia. Mặc dù vậy, Max Bittner, sếp của Lazada, cho rằng những công ty này sẽ mất thời gian để tìm hiểu thị trường và xây dựng mạng lưới phân phối địa phương. Thị trường Đông Nam Á đủ cho một vài nhà bán lẻ trực tuyến lớn cùng tồn tại, nhưng các nhà đầu tư cạnh tranh nhau quyết liệt đến mức “đổ máu”.

Theo DNSG

Bình luận