Nâng cao năng lực cạnh tranh

Chúng ta thường nói đến năng lực cạnh tranh nhưng thường chỉ chỉ đền cập đến một cách định tính hoặc theo kiểu khẩu hiệu mà ít đề cập đến chuyện đo lường và so sánh năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoặc của cùng doanh nghiệp trong các giai đoạn khác nhau, qua đó đánh giá được mức độ phát triển thực chất của mỗi doanh nghiệp.

Chúng tôi đề xuất việc thiết lập những thước đo cụ thể cho từng doanh nghiệp với những phương pháp đánh giá một cách chính xác nhất có khả năng đo đạc được năng lực cạnh tranh của công ty ở những giai đoạn khác nhau, với mục tiêu kinh doanh khác nhất định… nhằm đáng giá một cách khách quan hiệu quả của những giải pháp quản trị được áp dụng.

Các tiêu chí tính chỉ số năng lực cạnh tranh có thể là:
– Doanh số và tăng trưởng;
– Độ phủ và tăng trưởng;
– Tỷ trọng lợi nhuận & chi phí trên doanh số;
– Tỷ trọng khách hàng trung thành;
– Tốc độ đáp ứng các yêu cầu công việc;
– Trình độ quản lý của từng cấp nhân sự;
– Mức độ phụ thuộc vào yếu tố con người;
– Mức độ hài lòng và sáng tạo của nhân viên;
– Mức độ cam kết tính liên tục;
– Mức độ ổn định của hệ thống phân phối…

Mỗi loại hình công ty có thể xây dựng một loạt chỉ số chung cho loại hình đó đồng thời mỗi doanh nghiệp có thể có 1 số chỉ số riêng tuỳ theo từng yêu cầu đặc trưng. Các chỉ số này cần phải được đánh giá một cách khách quan, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách qan và môi trường nhất, để có thể được đánh giá một cách chính xác nhất.

Dựa trên những chỉ số đã được xây dựng và thống nhất, chúng ta có thể xác định “điểm số” năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại thời điểm khởi đầu của mỗi dự án, sau một thời gian nhất định dự án được triển khai, doanh nghiệp có thể được “chấm điểm” lại, qua đó có thể xác định mức độ “thành công” hay “thất bại” của dự án.

Đây là phương pháp đánh giá định tính và khách quan nhất về việc triển khai các phương án “nâng cao năng lực cạnh tranh” hoặc “tăng trưởng bền vững” của công ty và chúng tôi luôn sẵn sàng giúp doanh nghiệp thực hiện điều này.

Bình luận