Đề cương tư vấn ERP doanh nghiệp

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

Kính thưa Quý vị lãnh đạo và chủ sở hữu doanh nghiệp.

Chắc hẳn Quý vị vẫn thường băn khoăn làm thế nào để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường. Phải chăng đối thủ cạnh tranh không mong muốn và phấn đấu điều đó? Phải chăng năng suất lao động của doanh nghiệp có thể tăng lên vô tận? Phải chăng năng suất lao động của người Hàn Quốc gấp 10 lần và người Singapore gấp 15 lần người Việt là vô lý?

Từ nền sản xuất thủ công đến nền sản xuất công nghiệp hoá rồi tự động hoá, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tăng vọt về năng suất và hiệu quả kinh doanh. Đến nay, quá trình đầu tư vào công nghệ đã không còn là xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam nữa và cũng không thua kém các nước trong khu vực. Vậy thua kém của chúng ta ở chỗ nào?

Các chuyên gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã nhận định rằng: “Yếu kém trong quản trị là một trong những ‘tử huyệt’ của các doanh nghiệp Việt Nam”. Điều này hoàn toàn đúng vì căn bệnh “lãng phí tài nguyên” không những là trở ngại lớn nhất của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển mà có thể còn là “vũ khí tự huỷ diệt” của họ trong bối cảnh hội nhập.

Trong những năm gần đây, thuật ngữ ERP (Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) đã được nhiều lãnh đạo làm quen và hướng tới, được coi là phương tiện điều hành và nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

ERP giúp tối ưu hoá nguồn lực của doanh nghiệp, lãnh đạo ra quyết định mọi lúc mợi nơi trong khoảnh khắc, thúc đẩy tăng năng suất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gấp nhiều lần so với công nghệ máy móc hiện đại nhất,…

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Gartner Group thì “tỷ lệ thất bại của ERP là rất lớn”. Vậy thì vì sao các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào ERP với chi phí rất lớn và rủi ro thất bại cao? Câu trả lời: “cho đến nay công cụ duy nhất giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh vẫn là ERP”. Vậy doanh nghiệp phải “đánh bạc/chạy đua” hay cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho ERP?

Sự thành công của ERP phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên trong và khả năng hành động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể ngồi chờ để được “sẵn sàng” mà phải có những bước chuẩn bị một cách có khoa học. Triển khai ERP thành công sẽ là động lực giúp doanh nghiệp bứt phá và vượt trội một cách nhanh chóng. Như con chim đầu đàn không thể đi theo mà chỉ dẫn đầu và cũng không thể có nhiều chim đầu đàn.

Công ty Cổ phần Phần mềm VIAMI, với bề dày kinh nghiệm và uy tín trên 20 năm trong lĩnh vực CNTT và quản trị doanh nghiệp, trong và ngoài nước, sẵn sàng chia sẻ và giúp doanh nghiệp nắm chắc bí quyết thành công của “công nghệ quản trị”. VIAMI cung cấp dịch vụ tư vấn ERP chuyên nghiệp và trung lập nhằm thiết kế một nền tảng và chiến lược CNTT bền vững, phục vụ cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
VIAMI lấy làm vinh dự được đồng hành với doanh nghiệp.

Trân trọng cám ơn.

TƯ VẤN MIẾN PHÍ

Nhóm chuyên gia tư vấn của chúng tôi bao gồm: ông Vũ Xuân Tiền, giám đốc công ty VFAM Consulting, chuyên gia cao cấp tài chính kế toán và quản trị doanh nghiệp, ông Bùi Duy Nhị, phó tổng giám đốc công ty Điện lực Dầu khí VN, chuyên gia cao cấp quản trị nguồn nhân lực và ông Lê Ngọc Quang, giám đốc công ty VIAMI Software, chuyên gia 20 năm trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp bằng công nghệ thông tin, sẵn sàng cung cấp tư vấn miễn phí cho Quí doanh nghiệp như sau:

  1. Khảo sát sơ bộ hoạt động và kinh doanh của công ty;
  2. Cung cấp tài liệu nâng cao nhận thức quản trị doanh nghiệp;
  3. Thiết lập “đề cương tư vấn quản trị doanh nghiệp” mà doanh nghiệp cần đến.

Dưới đây là đề cương tư vấn chuyên nghiệp về hạ tầng CNTT nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Quí công ty.

ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN TƯ VẤN TIỀN TRIỂN KHAI ERP

1. Khảo sát, xây dựng dự án quản trị doanh nghiệp với ứng dụng CNTT bao gồm những hạng mục sau đây:

  • Khảo sát hiện trạng quản trị và thực trạng ứng dụng CNTT;
  • Tìm hiểu những quy chế quản lý nội bộ hiện có.

2. Xác định, phân tích rủi ro trong quản trị sản xuất và kinh doanh và các biện pháp khắc phục.

3. Tư vấn quản trị nhân sự và quản trị công việc hiệu quả, tạo điều kiện sẵn sàng cho dự án ERP.

4. Xây dựng phương pháp luận và các quy trình quản lý tại các bộ phận của công ty:

  • Xác định những đặc điểm riêng trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh và những vướng mắc cũng như phương hướng giải quyết;
  • Những nguyên tắc cơ bản để ứng dụng CNTT trong quản lý sản xuất, kinh doanh;
  • Thiết kế quy trình quản lý phù hợp với sự ứng dụng công nghệ thông tin;
  • Xác định mô hình hoạt động và giải pháp công nghệ thông tin.

5. Tư vấn nâng cao nhận thức lãnh đạo về hệ thống công nghệ thông tin:

  • Quan niệm đúng về hệ thống quản trị bằng CNTT;
  • Nhận thức về rủi ro và sai lầm thường gặp phải khi triển khai hệ thống ERP;
  • Làm thế nào để tránh thất bại trong ERP;
  • Đánh giá đúng giá trị của ERP, mức độ đầu tư thế nào là hợp lý;
  • Đòi hỏi, lựa chọn và kỳ vọng vào ERP như thế nào;
  • Quản trị sự thay đổi trong quá trình triển khai ERP.

6. Tham gia thẩm định, đánh giá những chào giá cạnh tranh của ERP (nếu có).

7. Tư vấn xây dựng hệ thống phần cứng đáp ứng với hệ thống ERP.

8. Tính điểm hoàn vốn và hiệu quả đầu tư (ROI – Return Of Investment).

9. Xây dựng lộ trình triển khai ERP.

10. Xây dựng chiến lược và lộ trình ứng dụng CNTT trong vòng 10 năm.

 

Tải bản PDF

Hãy liên hệ với chúng tôi sales@viami.vn

 

Bình luận