7 thất bại mọi doanh nhân đều phải vượt qua

Đừng bao giờ để thất bại cản trở bạn. Những công ty lớn nhất thế giới như Microsoft, Apple, Virgin Group đều được sáng lập và dẫn dắt bởi những doanh nhân luôn phải đối mặt với thất bại nhưng vẫn chăm chỉ làm việc để đạt được ước mơ. Hãy học hỏi từ những sai lầm và tiếp tục tiến tới mục tiêu cuối cùng của bạn.

Các doanh nhân dày dạn kinh nghiệm đều biết rằng thất bại chỉ đơn thuần là rào cản trên một hành trình dài và không thất bại nào có thể cản trở thành công nếu bạn thực sự tận tâm. Dưới đây là 7 thất bại mà hầu hết các chủ doanh nghiệp đều phải trải qua.

1. Sao lãng một phần các nghiên cứu của bạn

Nghiên cứu sẽ hình thành nên nền tảng của những kỳ vọng, kế hoạch và mục tiêu của bạn. Các nghiên cứu thị trường, nghiên cứu cạnh tranh và nghiên cứu chính sách giá chỉ là một vài trong số các nghiên cứu chuyên sâu mà bạn thực hiện và tất cả đều có những lỗ hổng.

Dù là bạn đánh giá sai thế mạnh của thị trường tiềm năng hoặc sao lãng hẳn một yếu tố trong bản nghiên cứu ban đầu, thì thất bại đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp của bạn. May thay, ngay cả những lỗi nghiêm trọng nhất cũng có thể khắc phục được thông qua việc đánh giá lại và điều chỉnh sau.

2. Lỡ thời hạn chót quan trọng

Nhiều thời hạn chót có thể tùy ý điều chỉnh, nhưng có những hạn chót không thể bỏ lỡ. Ví dụ, nếu các nhà đầu tư đang kỳ vọng công nghệ mới của bạn sẽ ra mắt vào một ngày nhất định, hoặc nếu các khách hàng dựa vào bạn để đạt được khối lượng sản xuất nhất định thì việc để lỡ thời hạn chót có nghĩa là làm sụp đổ cả công việc kinh doanh của bạn. Khi bạn để lỡ một thời hạn chót, và chắc chắn điều này sẽ xảy ra, đừng đeo mãi lấy thất bại. Hãy xác định những việc chưa đúng, khắc phục những việc có thể khắc phục và sửa chữa các quy trình để ngăn nó xảy ra lần nữa.

3. Để mất cơ hội

Ở một số thời điểm nào đó, bạn có thể để lỡ những cơ hội lớn, ví dụ như một khách hàng lớn bỏ đi do kỳ vọng không được đáp ứng hay một cơ hội PR lớn đã trượt mất. Tùy thuộc vào cách bạn cơ cấu công ty, tổn thất có thể nhỏ hoặc có sức phá hủy lớn.

Nếu dự định phục hồi trong thời hạn ngắn, bạn sẽ cần tìm kiếm một sự thay thế giống như một chiếc băng bịt kín vết thương. Nếu dự định phục hồi trong thời gian dài, bạn sẽ cần đa dạng hóa thị trường với nhiều khách hàng hơn hoặc viễn cảnh rộng hơn để tránh những tổn thất như vậy.

4. Tuyển sai người

Tìm được đúng người là một việc khó. Nhiều trường hợp, bạn sẽ tuyển phải người không phù hợp với tổ chức của mình. Thiếu năng suất, động lực hoặc thái độ tiêu cực sẽ hủy hoại mối quan hệ công việc tuyệt vời. Đừng để những nhân viên tiêu cực ảnh hưởng tới lực lượng lao động của bạn. Hãy thừa nhận sai lầm của bạn trong việc tuyển họ, khắc phục vấn để và tiến lên.

5. Quên đi hoặc xem thường một kẻ gây rối

Đó có thể là một đối thủ cũ có tiếng tăm hơn bạn tưởng hoặc một công nghệ đang tạo sóng theo cách bạn không đoán trước được. Khi những kẻ gây rối bắt đầu có động thái, bạn sẽ dễ mất chỗ đứng một cách nhanh chóng.

Dù bạn có sự chuẩn bị hoặc cố gắng dự đoán các xu hướng tương lai nhiều đến thế nào, thì sẽ vẫn có những thứ nằm ngoài mong đợi và làm gián đoạn việc kinh doanh của bạn. Tất cả những việc bạn cần làm là giảm nhẹ những tác động tức thì và thực hiện các chiến lược mới để thích ứng với thách thức mới.

6. Quản lý hoạt động kém

Có hàng trăm cách khiến hoạt động của bạn đi sai hướng: một quy trình bán hàng lỗi, một kế hoạch sản xuất không hiệu quả, một phân khúc chưa được giám sát hoặc chỉ là một mô hình kém và khi bạn nhận ra điều đó thì đã quá muộn.

Tại một số thời điểm, bạn nhìn lại và nhận ra mình đã để mất nhiều thứ quan trọng vì những thất bại lớn trong kế hoạch hoặc hoạt động của bạn. Hãy nhớ rằng luôn có thời gian để đảo ngược mọi thứ, hãy tìm kiếm cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực và đặt những thay đổi đó thành sự ưu tiên.

7. Thiếu các kế hoạch tài chính

Có hai lý do lớn dẫn tới việc thiếu các kế hoạch tài chính: dự tính số lượng hàng bán được và doanh thu quá cao hoặc thực hiện kém hơn so với mục tiêu. Hai lý do này có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi và lo ngại cho tương lai của doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng kế hoạch chỉ là kế hoạch và chừng nào bạn còn đủ ổn định để tiến lên phía trước, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để điều chỉnh các kỳ vọng và cải thiện hoạt động của công ty.

Đừng bao giờ để thất bại cản trở bạn. Một số công ty lớn nhất thế giới như Microsoft, Apple và Virgin Group đều được sáng lập và dẫn dắt bởi những doanh nhân luôn phải đối mặt với thất bại nhưng vẫn chăm chỉ làm việc để đạt được ước mơ. Hãy học hỏi từ những sai lầm, lãnh đạo mà không hối tiếc và tiếp tục tiến tới mục tiêu cuối cùng của bạn.

Theo Hoclamgiau

Bình luận